Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính
lượt xem 1
download
Đề tài "Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính" nhằm làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của TTCP, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của TTCP, đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG THÀNH VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬN HÀNH CHÍNH Hà Nội, tháng 9 năm 2024
- BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN CÔNG THÀNH VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬN HÀNH CHÍNH MÃ SỐ: 8380102 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU Hà Nội, tháng 9 năm 2024
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học pháp lý của riêng tôi, không sao chép từ các tài liệu khác. Các số liệu và nguồn trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác, rõ ràng, có sự kế thừa và phát triển từ các công trình nghiên cứu khác đã đƣợc công bố. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Nguyễn Công Thành i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Thầy, Cô tại Học viện Hành chính Quốc gia và của các đồng chí cán bộ Thanh tra Chính phủ nói chung, Cục Phòng chống tham nhũng - Thanh tra Chính phủ nói riêng. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới các thầy, cô, các đồng chí lãnh đạo và bạn bè đồng nghiệp đã dành sự quan tâm giúp đỡ tận tình trong suốt 02 năm qua. Đặc biệt trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Quốc Sửu đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, 25 tháng 9 năm 2024 TÁC GIẢ Nguyễn Công Thành ii
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu viết tắt Nội dung 1 CQHCNN Cơ quan hành chính nhà nƣớc 2 CQTT Cơ quan thanh tra 3 TTCP Thủ tƣớng Chính phủ 4 TTCP Thanh tra Chính phủ 5 QLNN Quản lý nhà nƣớc 6 QLHC Quản lý hành chính 7 UBND Uỷ ban nhân dân iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG STT Danh mục các bảng biểu Trang Bảng 2.1 Số cuộc thanh tra từ năm 2019 - 2023 và số tài sản vi 38 phạm đƣợc phát hiện Bảng 2.2 Số đơn khiếu nại, tố cáo đƣợc tiếp nhận và xử lý 40 Bảng 2.3 Số liệu số vụ việc phát hiện tham nhũng 42 iv
- MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH .......................................................................................... 9 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ............................................................................................ 9 1.1.1. Khái niệm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ............................... 9 1.1.2. Đặc điểm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính .............................. 11 1.1.3. Các yếu tố cấu thành kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ........... 12 1.2. Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của thanh tra trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ......................................................................... 18 1.2.1. Vị trí, vai trò của thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ................................................................................. 18 1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ......................................................................... 24 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 28 v
- Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH .............................................................................................. 29 2.1. Thực trạng quy định pháp luật kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ ....................................................................... 29 2.1.1. Các quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ ....................................................................................... 29 2.1.2. Những ưu điểm, hạn chế của quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ ....................................... 31 2.2. Thực tiễn thực hiện các quy định trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ .......................................................... 36 2.2.1. Những kết quả đạt được trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ ............................................................. 36 2.2.2. Những bất cập, hạn chế và nguyên nhân trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ ....................................... 45 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 48 Chƣơng 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƢỚC ....................................... 49 3.1. Quan điểm nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính .................................................................. 49 3.1.1. Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính cần phải đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ................................................. 49 3.1.2. Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhằm giữ vững niềm tin của nhân dân vào đường lối lãnh đạo của Đảng và nhà nước .................................................... 50 vi
- 3.1.3. Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhằm kiện toàn bộ máy và công tác nhân sự ............................................................................................................ 50 3.1.4. Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải đảm bảo tăng cường hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước ......................................... 51 3.1.5. Nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nước phải đáp ứng được nhu cầu về hợp tác và hội nhập quốc tế ................................................................................... 52 3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính .................................................................. 53 3.2.1. Tăng cường, chủ động trong việc tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, Quốc hội xây dựng và ban hành chính sách, pháp luật ......................... 53 3.2.2. Hoàn thiện pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ trong việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ....................................................................................................... 54 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra và công tác phòng chống tham nhũng ........................................................................................... 55 3.2.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động trong việc tiếp công dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo ..................................................................... 56 3.2.5. Tăng cường việc phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ kiểm soát hoạt động quản lý hành chính ....................................................................................................... 56 3.2.6. Nâng cao năng lực, phẩm chất và bản lĩnh của cán bộ, công chức ngành Thanh tra ..................................................................................... 57 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 59 KẾT LUẬN .................................................................................................... 60 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 61 vii
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kiểm soát quyền lực nhà nƣớc là nhu cầu tất yếu nảy sinh trong quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nƣớc, trong đó có quyền lực hành chính nhà nƣớc, là yếu tố trung tâm của Nhà nƣớc pháp quyền. Trải qua những bƣớc dài của lịch sử, con ngƣời đã nhận thức ra rằng, quyền lực nhà nƣớc phải đƣợc kiểm soát, không thể để quyền lực tuyệt đối không giới hạn. Bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khi đƣợc giao sử dụng quyền lực nhà nƣớc đều phải chịu sự kiểm soát để hạn chế đến mức tối đa sự lạm quyền lực có thể dẫn đến làm tha hóa bản chất và mục đích chính đáng của quyền lực nhà nƣớc. Quyền hành chính đƣợc thực hiện bởi các cơ quan hành chính nhà nƣớc (CQHCNN), mà cụ thể là đội ngũ cán bộ, công chức nhằm thực hiện hoạt động hành chính nhà nƣớc theo thẩm quyền đƣợc phân công. Đây là hoạt động chấp hành và điều hành của hệ thống hành chính nhà nƣớc trong quản lý xã hội theo khuôn khổ pháp luật nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát triển của xã hội. Kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính nhà nƣớc đƣợc cụ thể bằng việc kiểm soát hoạt động của các CQHCNN, cán bộ, công chức trong các CQHCNN. Trên cơ sở quy định của Hiến pháp, luật, trong hệ thống CQHCNN, cơ quan thanh tra (CQTT) đƣợc thành lập theo ngành, l nh vực và theo cấp hành chính từ trung ƣơng xuống đến cấp huyện. CQTT nhà nƣớc, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện và giúp cơ quan có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nƣớc (QLNN) về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ Việt Nam, có chức năng quản lý nhà nƣớc về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện 1
- nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng ngừa, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật. Để nâng cao hơn nữa vai trò của Thanh tra Chính phủ nói chung và trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nói riêng, Đảng và Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản khẳng định vai trò của các CQTT nói chung, Thanh tra Chính phủ nói riêng và định hƣớng hoạt động theo hƣớng tập trung đẩy mạnh các hoạt động thanh tra công vụ, thực hiện giám sát hành chính nhằm xem xét, đánh giá hiệu quả hoạt động của CQHCNN. Đảng và Nhà nƣớc đã có những định hƣớng hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các CQTT nhƣ: Hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra, kiểm tra, bảo đảm mọi hoạt động QLNN đều chịu sự thanh tra, kiểm tra của Chính phủ; Thanh tra Chính phủ và CQTT nhà nƣớc cấp t nh, huyện tập trung thực hiện tốt nhiệm vụ thanh tra công vụ; Nghiên cứu sửa đổi pháp luật về thanh tra theo hƣớng làm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các CQTT nhà nƣớc,...; CQTT theo cấp hành chính chuyển mạnh sang thực hiện chức năng giám sát hành chính và tăng cƣờng thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ công vụ, việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;... [1]. Vì vậy, việc thực hiện định hƣớng và yêu cầu quan trọng của Đảng, Nhà nƣớc nhằm thúc đẩy việc thực hiện vai trò của các CQTT nói chung và Thanh tra Chính phủ nói riêng trong QLNN, góp phần kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính. Để thực hiện tốt vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong hoạt động hành chính, học viên lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính” phù hợp với yêu cầu thực tiễn quản lý hành chính trong giai đoạn hiện nay. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Kiểm soát việc thực hiện quyền lực nói chung và kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp nói riêng có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị 2
- - xã hội của đất nƣớc. Vì vậy, có nhiều tài liệu, luận văn Thạc s , luận án Tiến s và bài viết trên các tạp chí chuyên ngành nghiên cứu cứu vai trò của cơ quan thanh tra trong kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu đã công bố, cụ thể: * Các công trình nghiên cứu khoa học Trần Đức Lƣợng (1996), “Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống Thanh tra Nhà nước theo hướng cải cách nền hành chính nhà nước”. Đề tài khoa học cấp nghiệm thu năm 1996. Tại đề tài, tác giả tập trung phân tích nội dung cơ bản của cải cách nền hành chính đƣợc thể hiện trong các văn kiện của Đảng qua các thời kỳ, làm rõ quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác thanh tra, thực tiễn tổ chức, hoạt động thanh tra ở Việt Nam các thời kỳ lịch sử. Sau khi phân tích, tác giả đề xuất nội dung, phƣơng hƣớng đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống thanh tra nhà nƣớc theo hƣớng cải cách hành chính nhà nƣớc, phù hợp với tình hình mới [14]. Đinh Văn Mậu (2011), “Thanh tra - quyền kiểm soát quyền lực của bộ máy hành pháp”. Đề tài nghiên cứu khoa học nghiệm thu năm 2011. Tác giải đã ch rõ vai trò của thanh tra kiểm soát việc thực hiện quyền lực trong bộ máy hành pháp và đối tƣợng của nó là các cơ quan, chức vụ thực hiện quyền hành pháp. Trên cớ sở đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành, tác giả đề xuất một số giải pháp nâng cao vai trò của thanh tra đối với kiểm soát quyền lực của bộ máy hành pháp [15]. * Về luận án, luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Thƣơng Huyền (2009), “Hoàn thiện pháp Luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay”. Luận án Tiến s Luật học bảo vệ năm 2009. Luận án này đã phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật thanh tra nhƣ khái niệm thanh tra, nguyên tắc thanh tra, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan. Tác giả tập trung phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật thanh tra; đề xuất quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật thanh tra theo yêu 3
- cầu của cải cách hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay [7]. Nguyễn Văn Kim (2004), “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giải quyết khiếu nại hành chính ở Việt Nam”. Luận án Tiến s Luật học bảo vệ năm 2004. Tác giả đã tập trung làm rõ vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại hành chính, đánh giá thực trạng giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc; đề xuất giải pháp tăng cƣờng vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc trong giải quyết khiếu nại hành chính [10]. Nguyễn Văn Tuấn (2015), “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp ở Việt Nam”. Luận án tiến sỹ luật học bảo vệ năm 2015. Trong luận án, tác giả đã ch ra các điểm lý luận về việc kiểm soát quyền hành pháp thông qua cơ chế thanh tra; phân tích kinh nghiệm của một số nƣớc đối với mô hình Thanh tra Quốc hội, qua đó rút ra bài học áp dụng đối với Việt Nam [40]. Dƣơng Hƣơng Liên (2016), “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước trong giai đoạn hiện nay”. Luận văn Thạc sỹ luật học bảo vệ năm 2016. Luận văn đã tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Đánh giá thực trạng các quy định pháp luật và thực tiễn hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Qua phân tích, tác giả đẫ đề xuất các giải pháp sửa đổi, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các cơ quan thanh tra ở Việt Nam [12]. Nguyễn Trọng Tùng (2020), “Vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay”. Luận văn Thạc s Luật học bảo vệ năm 2020. Tại công trình này, tác giả đã làm rõ các cơ sở lý luận và thực tiễn xác định về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc. Đƣa ra các đánh giá về thực trạng thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc của Thanh tra Chính phủ trong thời gian qua. 4
- Kiến nghị các phƣơng hƣớng, giải pháp nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ đối với việc kiểm soát quyền lực nhà nƣớc ở Việt Nam hiện nay [41]. * Về bài viết trên báo, tạp chí Đinh Văn Minh,“Bàn về chức năng giám sát hành chính của cơ quan Thanh tra Chính phủ”, Tạp chí Thanh tra số 5/2016 [16]; Phạm Văn Phong, “Bàn về kiểm soát trong quản lý nhà nước đối với công chức ngành thanh tra ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Thanh tra số 10/2016 [17]; Nguyễn Văn Kim,“Bàn về việc đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra”, Tạp chí Thanh tra số 2/2018 [11]; Thái Thị Thu Trang, “Vai trò của thanh tra trong kiểm soát quyền lực của cơ quan hành chính một số nước trên thế giới và vấn đề này ở Việt Nam”, Tạp chí Thanh tra số 3/2016…[42]. Qua tổng hợp và đánh giá bƣớc đầu cho thấy, có một số công trình nghiên cứu ở dạng đề tài khoa học, luận án, luận văn và các sách, bài viết nghiên cứu đã có những tiếp cận và đánh giá về mặt lý luận cũng nhƣ thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc. Trên cơ sở đó đã có những luận giải và kiến nghị liên quan đến đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra, đáp ứng các yêu cầu thực tiễn đặt ra. Mặt khác, từ khi Luật Thanh tra 2022 có hiệu lực, chƣa có công trình nào nghiên cứu về vai trò của Thanh tra Chính phủ kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Do vậy, đề tài nghiên cứu của tác giả là không trùng lặp. Kết quả nghiên cứu của các đề tài đã đƣợc công bố sẽ là cơ sở lý luận và thực tiễn quan trọng để học viên nghiên cứu về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Những vấn đề mà luận văn tiếp tục nghiên cứu gồm: Một là, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về kiểm soát hoạt động quản lý hành chính, vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính; vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP trong kiểm soát hoạt động cũng nhƣ nội dung kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP. 5
- Hai là, đánh giá khách quan, toàn diện thực trạng pháp luật và thực tiễn kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP theo luật định. Ba là, định hƣớng phát huy vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Đƣa ra quan điểm phát huy vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. Bên cạnh đó, đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của TTCP kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc trong tình hình mới. 3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài * Mục tiêu: Đề tài làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của TTCP, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của TTCP, đƣa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật. * Nhiệm vụ: - Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính; - Đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính; - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả vai trò của TTCP trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài it ng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chính sau: - Hệ thống lý thuyết về tổ chức bộ máy hành chính nhà nƣớc, các thiết chế tự kiểm soát ngay bên trong hệ thống các cơ quan thực hiện quyền tổ chức các cơ quan thanh tra. - Các quy định pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nƣớc, Thanh tra Chính phủ. 6
- - Thực tiễn tổ chức, hoạt động các cơ quan thanh tra nhà nƣớc, Thanh tra Chính phủ hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu về tổ chức các cơ quan thanh tra trên cơ sở các quy định của Luật Thanh tra 2022 và các văn bản có liên quan. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ chủ yếu đƣợc đánh giá, phân tích trên cơ sở thực trạng hoạt động thanh tra. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu thực tiễn kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP trong phạm vi toàn quốc. - Phạm vi thời gian: Đề tài nghiên cứu và đánh giá thực tiễn kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của TTCP từ năm 2019 đến năm 2023. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, luận văn sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: 5 Ph ơng pháp chung: Đề tài sử dụng các phƣơng pháp chung trong nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ ngh a Mác-Lênin, kết hợp chặt chẽ phƣơng pháp lịch sử và lôgíc, lý luận và thực tiễn, phân tích, thống kê, chuyên gia. 5 2 Ph ơng pháp cụ thể: - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử: Nghiên cứu, phân tích vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính dựa trên cơ sở các quy định của pháp luật. - Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp: Nghiên cứu thực trạng việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động kiểm soát hoạt động quản lý hành chính của Thanh tra Chính phủ trên cơ sở phân tích, tổng hợp, thống kê từ những báo cáo tổng kết của Thanh tra Chính phủ, Ban tiếp công dân Trung ƣơng, Báo cáo giám sát của Quốc hội,... từ đó tổng hợp, đánh giá để tìm ra nguyên nhân dẫn đến bất cập cần sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. 7
- - Phương pháp thu thập số liệu, tổng kết thực tiễn: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để thu thập và chọn lọc thông tin có sẵn từ các nguồn khác nhau nhƣ tài liệu, hồ sơ thanh tra, báo cáo tổng kết... có liên quan đến thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TTCP. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn, đặc biệt để đƣa ra ví dụ về các vụ việc thanh tra, vụ án xảy ra trên thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học phục vụ cho việc nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện pháp luật về thanh tra và các văn bản pháp luật khác có liên quan (cụ thể là các vấn đề về tổ chức cơ quan thanh tra, Thanh tra Chính phủ theo hƣớng tập trung, thống nhất; về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động thanh tra của các cơ quan thanh tra;…). * Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần nâng cao nhận thức về vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính hiện nay, là tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ thanh tra về vấn đề này. 7. Bố cục của luận văn Nội dung luận văn đƣợc trình bày trong 03 chƣơng, bao gồm: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Chƣơng 2: Thực trạng vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Chƣơng 3: Quan điểm, giải pháp nâng cao vai trò của Thanh tra Chính phủ trong kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc 8
- Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VAI TRÒ CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ TRONG KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH 1.1. Khái niệm, đặc điểm và các yếu tố cấu thành kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Khái niệm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Quản lý hành chính (QLHC) là hoạt động cơ bản của nhà nƣớc. Hoạt động này phần lớn do các cơ quan hành chính nhà nƣớc và bộ máy trực thuộc thực thi pháp luật. Quản lý hành chính thƣờng đƣợc hiểu là quá trình thực thi và điều hành các quy định, chính sách và pháp luật của nhà nƣớc…[30, tr.105]. Hoạt động này trƣớc tiên là triển khai thực hiện các luật trên thực tế và trực tiếp ch đạo hoạt động của các cơ quan, tổ chức và cá nhân thông qua những phƣơng thức, cách thức khác nhau để đạt đƣợc mục đích đã đề ra. Trong quá trình thực hiện quản lý hành chính, chủ thể quản lý hành chính thực hiện việc ban hành các văn bản pháp lý dƣới dạng nghị định, quyết định, thông tƣ, và các quyết định hành chính. Các quyết định và hƣớng dẫn cụ thể, cá biệt đƣợc ban hành để hƣớng dẫn cách thức thực thi các quy định pháp luật và chính sách, áp dụng vào thực tiễn tại các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong xã hội [30]. Trong chu trình quản lý nhà nƣớc, khâu đầu tiên là ban hành quyết định quản lý của các chủ thể quản lý hành chính, tiếp theo đến khâu tổ chức thực hiện quyết định quản lý và khâu thứ ba là thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quyết định quản lý hành chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nhƣ vậy, việc ban hành các quyết định quản lý cũng nhƣ việc thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với việc thi hành quyết định quản lý thể hiện tính quyền lực nhà nƣớc. Trong quá trình thực hiện quản lý hành chính, các chủ thể quản lý ban hành các quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính tác động trực tiếp đến 9
- quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức trong xã hội hoặc cán bộ, công chức. Mục tiêu của việc sử dụng quyền lực nhà nƣớc là đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật, thúc đẩy sự phát triển và hoạt động hiệu quả của các đối tƣợng quản lý để phục vụ lợi ích của cộng đồng và xã hội. Điều này giúp bộ máy nhà nƣớc nƣớc hoạt động hiệu quả, bảo đảm quyền lợi và phát triển bền vững cho toàn bộ cộng đồng [23]. Cụm từ “kiểm soát” hiểu một cách cơ bản là xem có gì đó sai quy tắc, điều lệ, kỷ luật không [47]. Vì vậy, mục đích của kiểm soát hoạt động quản lý hành chính là phát hiện và ngăn chặn các hành vi sử dụng quyền lực nhà nƣớc để thực hiện các hành vi trái pháp luật nhằm mƣu lợi cá nhân, có thể hiểu rộng hơn là làm hạn chế đi sự tha hóa và biến chất của các chủ thể quản lý hành chính theo chiều hƣớng xấu. Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính là quá trình các chủ thể quản lý nhà nƣớc sử dụng quyền lực, quyền hạn của mình để giám sát và kiểm soát hoạt động của các đối tƣợng bị kiểm soát [30]. Mục tiêu của quá trình kiểm soát này là đảm bảo rằng các đối tƣợng đƣợc quản lý hành chính hoạt động theo đúng quy định, tuân thủ pháp luật, đóng góp vào việc đạt đƣợc các mục tiêu và chính sách của nhà nƣớc. Bằng cách đảm bảo rằng các quy định pháp luật đƣợc tuân thủ và các chức năng của nhà nƣớc đƣợc thực hiện đúng đắn, ta có thể giám sát và kiểm soát quyền lực của các cơ quan, tổ chức nhà nƣớc để đảm bảo rằng quyền lợi của công dân, sự công bằng trong xã hội đƣợc bảo vệ và thúc đẩy. Từ những phân tích trên, tác giả xin đƣa ra khái niệm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhƣ sau: Kiểm soát hoạt động hành chính là việc áp dụng các phương thức nhất định, bao gồm kiểm tra, giám sát, đánh giá và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, các cơ quan nhà nước và tổ chức xã hội có thể đảm bảo rằng các quy 10
- định và chính sách của Nhà nước được thực hiện đúng đắn. Điều này giúp bảo vệ lợi ích của Nhà nước, các tổ chức và công dân, đồng thời đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong hoạt động quản lý hành chính. 2 ặc điểm kiểm soát hoạt động quản lý hành chính Theo quy định của Hiến pháp 2013, hoạt động hành pháp sẽ do hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc đảm nhiệm [22]. Đây là hệ thống nhiều về số lƣợng cơ quan, phức tạp về cơ cấu tổ chức, chức năng, niệm vụ. Điều này dễ làm phát sinh những ảnh hƣởng tiêu cực đối với đội ngũ cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ. Do vậy, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính là yêu cầu khách quan, cần thiết. Kiểm soát hoạt động quản lý hành chính có những đặc điểm cơ bản sau đây: Thứ nhất, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính mang tính quyền lực nhà nƣớc. Các chủ thể đƣợc cơ quan nhà nƣớc trao quyền thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong kiểm soát hoạt động quản lý nhƣ: cơ quan Thanh tra, Kiểm toán và các tổ chức có thẩm quyền khác có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hoạt động quản lý hành chính nhà nƣớc. Đối tƣợng bị kiểm soát bao gồm các cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức. Nội dung kiểm soát việc thực thi công vụ của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền. Hoạt động kiểm soát đƣợc thực hiện một cách độc lập, khách quan trên cơ sở quy định pháp luật nhằm đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính từ trung ƣơng đến địa phƣơng đặc biệt là những ngƣời giữ chức vụ chủ chốt trong các cơ quan này. Thứ hai, kiểm soát hoạt động quản lý hành chính mang tính thƣờng xuyên, chuyên nghiệp, toàn diện. Đặc điểm này có sự khác biệt với hoạt động giám sát của Tòa án [30]. Tòa án nhân dân các cấp là cơ quan với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền đƣợc giao tiến hành xét xử những vụ việc khiếu kiện hành chính khi ngƣời khởi kiện có căn căn cứ cho rằng các quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật cán bộ, công chức từ cục trƣởng 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về hộ tịch trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
68 p | 11 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Áp dụng pháp luật về bình đẳng giới tại Ủy ban nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 5 | 4
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai của Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
71 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực đất đai tại địa bàn huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
65 p | 5 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xây dựng, ban hành, kiểm tra, rà soát văn bản pháp luật tại Ủy ban nhân dân quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
73 p | 4 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về chứng thực tại ủy ban nhân dân cấp xã – từ thực tiễn Phường 8, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 6 | 3
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên từ thực tiễn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
74 p | 6 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 4 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, người lao động, từ thực tiễn tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Cà Mau theo định hướng cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay
85 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện kết luận nội dung tố cáo do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành, từ thực tiễn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
65 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Chuẩn tiếp cận pháp luật cấp xã từ thực tiễn huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận
78 p | 7 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Đại học Y Dược TP.HCM
83 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xây dựng nhà ở, từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
70 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn thị xã Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
88 p | 11 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
64 p | 5 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về đánh giá cán bộ, công chức của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội
69 p | 2 | 2
-
Đề án tốt nghiệp Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã - từ thực tiễn Thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
68 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn