intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án phân tích thực phẩm: Một số đặc điểm tính chất, ứng dụng, quy trình sản xuất và tiêu chí chất lượng cũng như các phương pháp kiểm tra chất lượng của Đường Glucose

Chia sẻ: Hoai Thuong Nguyen Vu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:105

235
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đồ án phân tích thực phẩm đề tài Một số đặc điểm tính chất, ứng dụng, quy trình sản xuất và tiêu chí chất lượng cũng như các phương pháp kiểm tra chất lượng của Đường Glucose được nghiên cứu với các nội dung: Tổng quan, các phương pháp kiểm tra chỉ tiêu sản phẩm theo tiêu chuẩn Việt Nam, các phương pháp kiểm tra chỉ tiêu sản phẩm theo tiêu chuẩn AOAC, so sánh các phương pháp kiểm tra chỉ tiêu sản phẩm theo các tiêu chuẩn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án phân tích thực phẩm: Một số đặc điểm tính chất, ứng dụng, quy trình sản xuất và tiêu chí chất lượng cũng như các phương pháp kiểm tra chất lượng của Đường Glucose

  1. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… .……………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………
  2. 2
  3. MỤC LỤC PHẦN PHỤ LỤC TIẾNG ANH77 PHẦN PHỤ LỤC TIẾNG VIỆT100 TÀI LIỆU THAM  KHẢO101 NHIỆM VỤ MÔN HỌC 1. Giới thiệu tổng quan về đường glucose. 2. Tìm các TCVN, QCVN về đường glucose. 3. Tìm và tổng hợp các phương pháp kiểm tra các chỉ  tiêu đường glucose theo   TCVN, TC Codex. 4. Tìm và tổng hợp các phương pháp kiểm tra các chỉ  tiêu đường glucose, TC  Codex. Bản sao báo cáo, bản dịch tiếng Việt, tiếng Anh đề phần phụ lục. 5. Tìm và tổng hợp các phương pháp kiểm tra các chỉ  tiêu đường glucose, TC  AOAC. Bản sao báo cáo, bản dịch tiếng Việt, tiếng Anh đề phần phụ lục. 6. So sánh các phương pháp kiểm tra đường glucosetheo các TC trên. 3
  4. . LỜI MỞ ĐẦU Được tinh chế  trong khoảng từ  thế  kỷ  IV đến thế  kỷ  VII  ở  vùng Cận Đông,  đường là món ăn quý hiếm dành riêng cho hàng vương giả thời đó. Ngày nay, đường là   một gia vị  rất phổ  biến, giá tương đối rẻ, được sản xuất khắp nơi từ  những nguồn  phổ  biến như  mía đường, củ  cải đường... Đường được dùng trong các bữa ăn một  cách rất quen thuộc và phổ biến:   ­Nấu một nồi canh tôm, một nồi phở  thì các bà nội trợ  thường cho một thìa  đường để làm ngọt nước.  ­Pha dầu trộn xà lách, thêm một chút đường cho giấm bớt chua.  ­Sau bữa ăn thì một ít bánh ngọt để tráng miệng là điều ai cũng thích.  ­Trẻ con khóc nhè chỉ cần một viên kẹo là có thể khiến chúng cho qua mọi việc. Trong sản xuất thực phẩm người ta thường phải cho thêm đường vào sản phẩm  với 3 mục đích sau: ­Nâng   cao  giá   trị   thực   phẩm   và   độ   calo   của   thực   phẩm   :   mỗi   gam   đường  khi tiêu hoá trong cơ thể sẽ cho 17.1 kj ( 4.1kcal) năng lượng. ­Làm cho sản phẩm có vị ngọt dễ chịu. 4
  5. ­Sử   dụng   khả   năng   bảo   quản   của   đường.   Khi   nồng   độ   đường   cao,   trong  dung dịch sẽ gây ra áp suất thẩm thấu lớn, hạn chế sự phát triển của vi sinh vật. Khả  năng bảo quản của loại mứt rim, mứt mịn và mứt quả nghiền không qua thanh trùng. Tuy nhiên, trên thực tế  có nhiều loại đường khác nhau với tính chất và  ứng   dụng khác nhau. Đường chỉ là tên gọi chung cho nhiều loại chất ngọt có tên khoa học   khác nhau như dextrose, fructose (đường trái cây), lactose (đường sữa), maltose (đường   nha), levulose, galactose, saccharose, glucose.... Ngoài ra chất ngọt còn có trong mật  ong, mật ngô, đường vàng, mật mía.   Trong đề  tài này, em xin trình bày một số  đặc điểm tính chất,  ứng dụng, quy   trình sản xuất và tiêu chí chất lượng cũng như  các phương pháp kiểm tra chất lượng  của đường glucose. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AOAC: Association of Official Analytical Chemists. HGMF: Hydrophobic grid membrane filter. ICUMSA: International Commission for Uniform Methods of Sugar Analysis. LIA: Lysine iron agar. MAC: MacConkey agar. NFDM–BG: NonFat Dry Milk with Brilliant Green dye TC: Tiêu chuẩn. TCVN: Tiêu Chuẩn Việt Nam. TSI: Triple sugar iron agar. PE: PolyEtylen. RSD: Relative standard deviation 5
  6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1. Giới thiệu chung. Glucose là một loại glucid (chất bọt đường hay carbonhydrate) đơn giản nhất  (đờn đơn monosacchride, loại glucid không thể thủy phân được) phổ biến ở động vật   và cả thực vật. Nó có nhiều trong quả nho chín nên còn được gọi là đường nho. Ở  người và động vật, glucose là thành phần cố  định trong máu, dễ  dàng được  cơ  thể con người tiêu hóa và hấp thụ  nhất do đó cũng dễ  bị  nấm men nhất. Chính vì  vậy nó là một chất cần thiết cơ bản của nhiều vi sinh vật.đồng thời nó cũng được ứng   dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Glucose có công thức là C6H12O6, là một loại đường khử, là sản phẩm của quá   trình thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme. Có thể dùng tinh bột của củ hoặc hòa   thảo. Ở các nước chủ yếu dùng tinh bột bắp và tinh bột khoai tây. Ở  nước ta thì chủ  yếu dùng tinh bột sắn để sản xuất đường glucose. Glucose là một chất rắn, kết tinh, không màu, có nhiệt độ  nóng chảy  ở  146 0C,  hòa tan nhiều trong nước, acid axetic và một số  dung môi khác. Chúng chỉ  ít hòa tan  trong  methanol  và  ethanol.  Có  vị   ngọt nhưng  không  ngọt bằng  đường mía  (đường   6
  7. saccharose C12H22O11). Glucose có độ ngọt bằng 0,6 lần so với đường mía (cho độ ngọt   của đường mía là 1 thì độ ngọt đường glucose bằng 0,6). Glucose có hai dạng công thức cấu tạo gồm dạng mạch hở và dạng mạch vòng   ( ,  ). Khi hòa tan trong nước tạo thành dung dịch glucose có sự cân bằng, chuyển hóa   qua lại và tồn tại cả ba dạng cấu tạo nhưng chỉ có dạng vòng bền hơn nên xuất hiện  nhiều hơn. Glucose có trong cơ  thể  người và động vật. trong máu người có khoảng 0,1%   glucose (về khối lượng) và trong mật ong có 30% glucose. 2. Ứng dụng đường glucose. Việc sản xuất đường glucose là một ứng dụng quan trong đặc biệt của amilase.   Các đường glucose thông thường có chỉ số đường khử (tính theo glucose) là 20 đến 65.  Dung dịch đường glucose có độ  nhớt thấp và thường được bảo quản  ở  pH 3.5­ 5.5  (thêm acetate, citrate hoặc lactate). Người ta dùng dung dịch này để  đo độ  ngọt, để  ngăn cản sự  kết tinh saccharose và làm giảm nhiệt độ  đông lạnh của dung dịch (hỗn   hợp kem lạnh). Ngoài ra dung dịch đường glucose có khả  năng lên men và có độ  hút  ẩm cao. Glucose có khả  năng hoá nâu, có tính tạo khối, tạo viên. Giống như  các đường   đơn khác, glucose bị lên men bởi nấm men và các chủng vi sinh vật khác nhanh hơn so  với   các   nguồn   cơ   chất   khác.   Do   phân   tử   lượng   chỉ   bằng   một   nửa   so   với   đường   saccharose ở cùng một khối lượng sử dụng. Khi phản ứng với các hợp chất chứa nitơ,  glucose tạo ra các chất màu tuỳ thuộc vào điều kiện phản ứng như pH, nhiệt độ, nồng   độ và bản chất các hợp chất chứa nitơ.  Đường glucose cũng tham gia các phản  ứng như  isomer hoá trong môi trường  kiềm   để   tạo   thành   fructose   và   mannos,   phản   ứng   phân   huỷ   kiềm   tạo   thành   acid  7
  8. carboxylic, phản  ứng hydro hoá tạo thành sorbitol, phản  ứng phân huỷ  kiềm và hydro   hoá để  tạo thành glycol; 1,2­ propanediol và glycerol, phản  ứng oxy hoá để  tạo thành   acid gluconic và acid glucaric.  Trong công nghệp thực phẩm:  Các tính chất vật lý, hoá học và dinh dưỡng   học đường glucose được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp thực phẩm như  công nghiệp lên men (bia, đồ  uống có cồn…), sản xuất bánh mì, trong công nghiệp   bánh kẹo, đồ hộp, thức ăn nhanh và những lĩnh vực khác như công nghiệp hoá chất và  dược phẩm.  Đường glucose được sử dụng trong sản xuất bánh mì để tăng khả năng lên men,  tăng độ  dai cho vỏ  bánh để  dễ  cắt, dễ  cầm bánh, cải thiện màu, mùi vị  và cấu trúc  bánh. Trong bánh ngọt glucose giúp tăng thể  tích, cấu trúc, tính cân đối của bánh.  Glucose kiểm soát độ  ngọt và vị  trong các loại bánh bích quy, nó được phủ  lên trong  quá trình nướng để tạo màu cho bề mặt và làm mềm bánh.  Glucose cũng mang lại cấu trúc mềm mại, vị  ngọt diệu và khả  năng chảy tốt   cho các sản phẩm kem và đồ  tráng miệng lạnh. Trong lên men bia glucose được sử  dụng như  cơ  chất có khả  năng lên men bổ  sung để  làm giảm lượng cacbohydrate và  lượng calori trong các loại bia năng lượng thấp.  Trong rượu vang glucose được sử dụng để tăng khả năng lên men, tăng vị và độ  ngọt cho sản phẩm. Trong các loại đồ  uống, glucose cung cấp độ  ngọt, áp suất thẩm   thấu, nó cũng là chất độn giúp tăng vị, kiểm soát khả  năng di động và tăng thời gian  bảo quản cho đồ uống dạng bột.  Trong sản xuất kẹo, glucose cung cấp độ  ngọt, độ  mềm mại cho sản phẩm   đồng thời giúp kiểm soát hiện tượng kết tinh. Kết hợp glucose và saccharose giúp tăng  vị, cải thiện màu sắc, độ  bóng, tăng cảm giác mát lạnh  ở miệng, đồng thời cân bằng  được độ  ngọt, độ  dai, độ  cứng cho sản phẩm kẹo. Glucose cũng là phụ  gia lý tưởng   cho quá trình đóng viên do tính chảy, khả năng kết dính cũng như tách rời tốt. Glucose   cũng là chất tạo độ ngọt, độ mềm dẻo và dễ cắt trong sản phẩm kẹo dẻo.  8
  9. Trong các loại đồ hộp như nước chấm, súp rau củ, đồ hộp trái cây, mứt, thạch  quả, glucose được sử  dụng để  cung cấp độ  ngọt và vị, tăng độ  bền và áp suất thẩm  thấu, cải thiện cấu trúc và chất lượng thẩm mỹ của sản phẩm. Glucose cũng tham gia   vào quá trình tạo màu cho sản phẩm như xúc xích, bơ đậu phộng…  Trong công nghiệp dược: glucose được sử dụng để truyền tĩnh mạch, hay để  đóng viên. Nó cũng được sử dụng như nguyên liệu của các quá trình lên men sản xuất  các acid hữu cơ, vitamine, kháng sinh, emzyme, acid amine, polysaccharide… Nhu cầu  glucose cao nhất là trong lĩnh vực sản xuất cồn ethanol nhiên liệu.  Đặc biệt đường glucose là một  ứng dụng thực tiễn trong sản xuất nước quả,   đây là nguyên liệu được phối trộn vào dịch quả  nhằm làm tăng hương vị  và giúp cho  sản phẩm đạt chất lượng tuyệt hảo hơn đồng thời nó cũng chính là nguyên nhân giúp   hạ chi phí sản xuất bởi vì đường glucose là nguyên liệu dễ chế biến và rẻ  hơn nhiều  so với saccharose hay còn gọi là đường kính mà ta vẫn thường hay sử dụng hằng ngày   trong gia đình cũng như  làm nguyên liệu chế  biến một số sản phẩm khác trong công   nghiệp thực phẩm: bánh kẹo, mứt quả, nước giải khát…  Glucose là chất cần cho môi trường nuôi vi sinh vật, là đường dễ  lên men tạo  rượu, acid acetic, acid lactic, acid hữu cơ khác như acid glutamic, acid citric.  3. Nguồn nguyên liệu sản xuất đường 3.1. Tinh bột sắn. Tinh bột sắn là một loại polysaccharide có cấu tạo từ hai loại glucan là amylose   (AM) và amylopectin (AP). + Amylose: gồm 200­1000 phân tử glucose liên kết với nhau bằng liên kết  ­1,4  glucoside tạo thành mạch thẳng. Phân tử amylose gồm nhiều chuỗi xếp song song với   nhau, trong đó có các chuỗi cuộn lại thành hình xoắn  ốc mỗi vòng xoắn chứa 6 gốc   glucose, I2  sẽ  hấp thụ  vào giữa vòng xoắn tạo màu xanh thẫm đặc trưng. Phân tử  amylose có một đầu khử và một đầu không khử. 9
  10. Hình ảnh 1: Cấu trúc mạch Amylose +   Amylopectin:   gồm   600­6000   phân   tử   glucose   gồm   hai   loại   liên   kết   ­1,4  glucoside và   ­1,6 glucoside vì vậy nó có cấu trúc phân nhánh, thường có 20­30 gốc  glucose giữa hai điểm phân nhánh. Phân tử amylopectin có một đầu khử và nhiều đầu  không khử. Amylopectin chỉ tan trong nước nóng và cho dung dịch có độ nhớt cao hơn   amylose. Hình ảnh 2: Cấu trúc mạch Amylopectin  Nước ta chủ yếu dùng tinh bột sắn làm nguyên liệu chính để sản xuất đường  glucose vì: Sắn có thể thu hoạch quanh năm không cần nhiều chi phí cho việc tồn trữ. Mặt  khác sắn cho sản lượng carbohydrate cao hơn gạo đến 40% và cao hơn ngô vàng 25%  và là nguồn tinh bột rẻ tiền. Hơn nữa so với các vụ mùa khác sắn chịu đuợc điều kiện   trồng khắc nghiệt hơn nên đắp ứng được nguồn cung ứng cho nhà máy trong quá trình   sản xuất. Đồng thời sắn có hàm lượng tinh bột cao và hàm lượng các chất khác như  protein và lipit thấp do đó nó là nguồn lý tưởng để sản xuất tinh bột tinh khiết. 10
  11. Đặc tính quan trọng của tinh bột sắn là không mùi, tạo bột nhão trong và khả  năng kết dính tốt. những đặc tính này giúp cho tinh bột sắn dễ  trộn với các tác nhân  màu sắc và hương vị. Tinh bột sắn có hàm lượng amylopetin cao nên dễ hòa tan trong   nước  ở  950C hơn các loại tinh bột giàu amylose, do cấu tạo nhiều mạch nhánh cồng  kềnh nên không có xu hướng kết tinh trở lại và do đó có khả năng giữ được nước lớn. Tiêu chuẩn của tinh bột sắn:  Những tiêu chuẩn chung:  An toàn và phù hợp cho người sử dụng.  Không có mùi vị khác thường và côn trùng gây hại.  Không bị nhiễm bẩn.  Chỉ tiêu cảm quan:  Cấu trúc: bột màu trắng, khô và mịn.  Màu sắc: đồng đều và đặc trưng.  Mùi: có mùi tươi và không có mùi mốc và ôi.  Không bị nhiểm bẩn.  Thành phần hóa học: Độ ẩm: 7% Hàm lượng tinh bột: không thấp hơn 89,2% chất khô. Protein: không lớn hơn 0,8%. Chất béo: không lớn hơn 0,15%. Tro: không lớn hơn 0,15%. Các chất hòa tan khác: không lớn hơn 0,1%. Độ chua: không lớn hơn 30ml dung dịch NaOH 0,1N/100g chất khô. pH: 4.5 – 6.5.  Chỉ tiêu sinh học:  Không có vi sinh vật gây bệnh.  Không có côn trùng gây hại. 11
  12. 3.2. Hệ enzyme thủy phân dùng trong sản xuất đường glucose. 3.2.1. Amilase.  Khái niệm chung. Amilase là một trong những enzyme được ứng dụng rộng rãi hơn cả, đặc biệt là  trong công nghiệp thực phẩm.  Amilase là tên gọi một nhóm enzyme thuỷ phân tinh bột, bao gồm nhiều enzyme  khác nhau về tính đặc hiệu tác dụng lên tinh bột (vị  trí khác nhau trên mạch tinh bột)  như:  ­amilase,  ­amilase,  ­amilase…  Chế phẩm enzyme amilase kĩ thuật và tinh khiết được sản xuất ở dạng dịch đặc   có nồng độ chất khô 50% hay ở dạng bột khô thô hay tinh khiết.  Phương pháp thu và nuôi cấy amilase. Phương   pháp   thu   amilase   từ   canh   trưởng   rắn   hay   lỏng,   trên   cơ   bản   giống  phương pháp chung thu enzyme từ vi sinh vật. Về phương pháp nuôi, ta có thể sử dụng phương pháp bề sâu hay bề mặt.  Đặc điểm  ­amilase nấm mốc là có pH tối ưu 4,7­ 4,9 với Ca là nguyên liệu  tăng hoạt động của enzyme này.   ­amilase nấm mốc có khả  năng chuyển được 80­  82% tinh bột thành maltose, không tác dụng lên tinh bột sống chỉ tác dụng lên tinh bột   đã hồ  hoá. Amilase của vi khuẩn có khả  năng dịch hoá cao (tạo dextrin), khả  năng  đường hoá kém hơn amilase của nấm mốc, nhưng có  ưu điểm là chịu được nhiệt độ  cao (900C).  Ở  Nhật hàng năm sản xuất 7000 tấn amilase từ  vi khuẩn. Các nấm mốc  Asp. Awamori; Asp. Oryzae; Asp. Usami  tổng hợp nhiều Olygo­1­6­glucozidase thuỷ  phân liên kết 1­6­glucoside của tinh bột. 3.2.2 Glucoamylase.  Glucoamylase   (α­1,4­glucanglucohydrolase)   hay   cũng   gọi   là   γ­amilase.  Glucoamylase có khả năng cắt đứt từng đơn vị glucose từ đầu không khử của tinh bột.   Khi   thủy   phân   tinh   bột   glucoamylase   bên   cạnh   glucose   cũng   có   thể   tạo   ra  oligosaccharide. Glucoamylase cũng có thể thủy phân liên kết α­1,6­glucoside trong các  oligo­ và polysaccharide. Ngoài ra glucoamylase cũng có khả  năng phân cắt glucogen,  12
  13. amylopectin, dextrin giới hạn, isomaltose và maltose đến glucose. Glucoamylase của  Aspergillus và Rhizopus có độ bền cao đối với nồng độ ion H+.  3.2.3 Chế phẩm amilase trong sản xuất đường glucose từ tinh bột.  Từ  năm 1960  ở  Nhật, 100% glucose được sản xuất bằng phương pháp thuỷ  phân enzyme.  Ở các nước tiên tiến khác, phương pháp dùng enzyme vi sinh vật trong   lĩnh vực này cũng đã được áp dụng có hiệu quả  và phổ  biến, hay phối hợp phương   pháp acid và enzyme.  Trong   sản   xuất   mật   tinh   bột­glucose   2   enzyme   chủ   yếu   là   ­amilase   và  glucoamilase từ nấm mốc và vi khuẩn.  Enzyme  ­amilase để dịch hoá tinh bột và tạo maltose còn glucoamilase dùng để  đường hoá tạo glucose, chế  phẩm amilase cho sản xuất glucose được sản xuất từ  vi   khuẩn  B. subtilis, B. mesentericus. Chế  phẩm glucoamilase thường sản xuất từ  nấm   mốc Asp. Niger; Asp. Awamori; Asp. Batatae; Rhizopus delamar; Mucor… hay từ  một  số nấm men Sacchromyce, Endomycoppis… 3.3. Nước. Nước tham gia vào các phản ứng trong quá trình thủy phân tinh bột. Do đó, yêu   cầu chung là nước có độ cứng càng thấp càng tốt. 3.4. Chất chỉnh pH. Để các chế phẩm enzyme xác tác phản ứng thủy phân tinh bột đạt hiệu quả cao,  người ta cần hiệu chỉnh pH dung dịch cơ chất về giá trị  tối thích của enzyme. Chất  chỉnh pH thông dụng là NaOH 0,1N và HCl 0,1N. 3.5. Các nguyên liệu khác.  CaCl2 được dùng để ổn định hoạt tính  ­amylase.  Than hoạt tính được sử  dụng để  tinh sạch dung dịch đường sau quá trình thủy   phân, cải thiện độ màu của sản phẩm.  Bộ trợ lọc diatomite được dùng để hỗ trợ cho quá trình lọc syrup. 4. Quy trình công nghệ.  4.1. Sơ đồ khối. 13
  14. 14
  15. 4.2. Giải thích quy trình. 4.2.1. Hòa bột (chuẩn bị huyền phù tinh bột)  Mục đích công nghệ: Chuẩn bị cho quá trình hồ hóa nhằm tăng độ  phân tán của  huyền phù.  Các biến đổi: Biến đổi vật lý: khi cho tinh bột vào nước, các hạt tinh bột không tan được trong  nước. Tuy nhiên, một số  phân tử  nước sẽ  khuếch tán vào bên trong cấu trúc hạt tinh   bột. Dẫn đến:  Tăng thể tích.  Hệ số dẫn nhiệt tăng.  Sự khuếch tán của các hạt tinh bột tăng. Biến đổi hóa lý: khi tinh bột hấp phụ một phần nước thì thể  tích tăng lên. Tuy   nhiên, sựt hay đổi này không đáng kể nếu quá trình chuẩn bị huyền phù tinh bột được  thực hiện ở nhiệt độ phòng.  Hạt tinh bột hấp thu một lượng nhỏ  nước một cách thuận nghịch (25­ 50% nước) nhưng chưa trương nở.  Trạng thái của nguyên liệu sau khuấy trộn ở dạng huyền phù. 15
  16.  Tăng khả năng tiếp xúc giữa hạt tinh bột và nước. Biến đổi cảm quan: sự thay đổi trạng thái của dịch bột.  Dùng thùng hòa tinh bột hình trụ đứng có các thông số công nghệ: Nhiệt độ: 45­500C. Tốc độ cánh khuấy 20 vòng/phút. Thời gian: 30­40 phút. Tinh bột và nước được trộn theo tỷ lệ khối lượng là 1:2 hoặc 1:3. Người   ta sẽ cho nước vào thiết bị phối trộn trước, sau đó cánh khuấy hoạt động rồi mới cho   tinh bột từ từ vào thiết bị. Cuối cùng bổ sung chất chỉnh pH để đưa giá trị pH của hỗn   hợp vè giá trị tối thích để amylase hoạt động xúc tác, đồng thời bổ  sung Ca2+ với hàm  lượng 100 ppm để ổn định hoạt tính của enzyme. 4.2.2. Hồ hóa.  Mục đích công nghệ: Chuẩn bị cho quá trình dịch hóa, các hạt tinh bột hút nước   và trương nở tối đa tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình dịch hóa.  Các loại biến đổi: Biến đổi vật lý:  Độ nhớt tăng cực đại.  Hạt tinh bột rương nở tối đa.  Nhiệt độ của dung dịch tăng.  Nồng độ chất khô tăng. Biến đổi hóa học:  Xảy ra sự  hydrat hóa các nhóm hydroxyl tự  do và hình thành liên kết   hydro với nước. Biến đổi hóa lý:   Hạt tinh bột tiếp tục hấp thu nước, khi nhiệt độ  càng tăng thì khả  năng  hút nước càng tăng, lên đến 2500% nước.  Hệ chuyển sử dụng huyền phù sang dung dịch nhớt đồng nhất.  Tăng khả năng hòa tan. 16
  17. Biến đổi sinh học:    Vi sinh vật bị ức chế hoặc tiêu diệt.  Biến đổi cảm quan: màu sắc từ đục chuyển sang trong hơn. Dùng thiết bị Henze cooker có thông số công nghệ: Nhiệt độ hồ hóa: 52:640C Thời gian xả: 20 phút/lần. 4.2.3. Dịch hóa.  Mục đích công nghệ: Chuẩn bị cho quá trình đường hóa.  Các biến đổi:   Biến đổi vật lý:   Độ nhớt giảm.  Khả năng truyền nhiệt tăng (do kích thước phân tử nhỏ hơn).  Nồng độ chất khô tăng.  Biến đổi hóa học:   Hạt tinh bột bị phá tung, phá vỡ  các liên kết hydro giữa nước và các sợi  tinh bột.   Phản ứng Maillard giữa đường và acid amine tạo ra sản phẩm có màu.  Thủy phân một phần tinh bột tạo những mạch dextrin có chiều dài mạch  ngắn hơn, Biến đổi hóa lý:   Sự bốc hơi nước tăng.   Khả năng hòa tan của tinh bột tăng.  Biến đổi hóa sinh:  17
  18.  Enzym  α­amylase hoạt động cắt các mạch amylose và amylopectin thành  các dextrin mạch ngắn có khả năng hòa tan .  Biến đổi sinh học:    Vi sinh vật bị ức chế hoặc tiêu diệt   Thiết bị: Henze cooker  với các thông số công nghệ:  Nhiệt độ: 1050C pH: 6­6.5 Hàm lượng chế phẩm enzym α­amylase: 0.25­0.3% lượng tinh bột khô Chú ý: Quá trình dịch hóa tiến hành đến hàm lượng đường khử đạt 10­15% DE. 4.2.4. Làm nguội.  Mục đích công nghệ: chuẩn bị cho quá trình đường hóa, tạo điều kiên tối thích   cho enzyme glucoamylase trong quá trình đường hóa tiếp theo.  Các biến đổi: Biến đổi vật lý: nhiệt độ giảm. Các biến đổi khác không đáng kể.  Dùng thiết bị  trao đổi nhiệt dạng bán mỏng với nhiệt độ  được hạ  xuống còn   55­600C. 4.2.5. Đường hóa.  Mục đích công nghệ:   Khai thác: Tạo thành syrup có thành phần chủ yếu là glucose, các đường đơn  và các dextrin mạch ngắn.  Các biến đổi: Biến đổi vật lý:   Độ nhớt của dung dịch sẽ giảm dần theo thời gian thủy phân.  Tăng khả năng truyền nhiệt của dung dịch.  Tăng hàm lượng chất khô do hàm lượng nước giảm. 18
  19. Biến đổi hóa học:  Phản  ứng thủy phân cắt dextrin mạch dài (sản phẩm sau quá trình dịch   hóa)  thành  sản  phẩm  chính  là   glucose,   các   đường  đơn   giản  khác   và   dextrin  mạch   ngắn…  Phản ứng Maillard tạo thành các chất màu làm sẫm màu dịch thủy phân. Biến đổi hóa lý:   Tăng khả năng hòa tan của dung dịch. Biến đổi hóa sinh:  Có tương tác đồng thời của enzyme   ­amylase và glucoamylase lên các  mạch polysaccharide và oligosaccharide tạo hỗn hợp sản phẩm gồm maltose, glucose,   triose và các oligosaccharide khác. Trong đó, glucoamylase hoạt động với điều kiện tối  thích còn  ­amylase vẫn hoạt động nhưng hoạt tính yếu hơn.  Tùy theo chế phẩm enzyme mà nhiệt độ quá trình đường hóa sẽ thay đổi. Nhiệt  độ đường hóa phổ biến hiện nay là 55­600C.  Tùy theo hoạt tính và hàm lượng enzyme sử  dụng mà thời gian đường hóa có   thể kéo dài từ vài giờ đến hàng chục giờ. Tuy nhiên thời gian đường hóa không  vượt quá 48 giờ. pH dung dịch đường hóa nằm trong khoảng 5.0­5.5. Lượng enzyme: 2000 U/kg hàm lượng chất khô. 4.2.6. Làm sạch. Người ta sử  dụng than hoạt tính để  làm sạch dung dịch tinh bột sau khi đường  hóa.  Mục đích công nghệ: chuẩn bị cho quá trình lọc tạp chất.  Các biến đổi của nguyên liệu: chủ yếu xảy ra biến đổi hóa lý, chất màu và một   số  tạp chất trong dịch thủy phân sẽ hấp phụ trong mao dẫn của các than hoạt tính.  Thiết bị  và thông số  công nghệ: thiết bị  có dạng hình trụ  đứng, bên trong có   cánh khuấy, bên ngoài là lớp vỏ  áo để  điều nhiệt. hàm lượng than hoạt tính sử  dụng   xấp xỉ 0,75% lượng chất khô trong dung dịch thủy phân. Nhiệt độ  xử  lý là 700C, thời  19
  20. gian xử lý khoảng 25­30 phút. Người ta sẽ chuẩn bị huyền phù than hoạt tính với nồng   độ  15%, sau đó bổ  sung dung dịch huyền phù than hoạt tính này vào dung dịch thủy  phân đã được gia nhiệt lên đến 700C. 4.2.7. Lọc.  Mục đích công nghệ: khai thác, chuẩn bị cho quá trình cô đặc.  Các biến đổi: Biến đổi vật lý:  Khối lượng dung dịch.  Tỷ trọng thay đổi.  Hệ số truyền nhiệt. Biển đổi hóa lý:  Xảy ra sự  phân riêng hai pha: pha phân tán bao gồm các hạt than đã hấp  phụ các chất màu và một số tạp chất bị lẫn trong dung dịch. Pha liên tục là dịch đường   đã được làm sạch.  Thiết bị và thông số công nghệ:  Thông thường, người ta sử  dụng thiết bị  lọc khung bản với màng vải có phủ  một lớp bột trợ lọc diatomite. Người ta dùng bơm để  đưa nguyên liệu vào thiết bị  lọc. Tốc độ  lọc dao động  trong khoảng 200­400L/m2.giờ. Khi quá trình lọc kết thúc, người ta thổi không khí sạch  vào thiết bị để tận thu phần dịch lọc còn sót trong bã. Nhiệt độ dung dịch khoảng 55 0C  thi thu được hiệu suất lọc cao nhất. 4.2.8. Trao đổi ion.  Mục đích:  Quá trình trao đổi ion có thể  tách được 95% chất khoáng, 70% các   hợp chất có chứa nitơ và 80% chất màu có trong syrup.  Chuẩn bị cho quá trình cô đặc. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2