intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:85

18
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đánh giá công tác kiểm tra tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp; đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp để nâng cao kết quả việc kiểm tra thuế hiện nay, góp phần cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế trong năm 2019 và những năm kế tiếp

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - Nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN THỨNG KIỂM SOÁT RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN VĂN THỨNG KIỂM SOÁT RỦI RO TUÂN THỦ THUẾ NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP CỤC THUẾ TỈNH ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Tài chính công Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GVHD: TS. Phạm Quốc Hùng TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả cam đoan Luận văn: "Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp" là một nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân tác giả, những tài liệu tham khảo, số liệu thống kê, dữ liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả của Luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Học viên thực hiện Luận văn Trần Văn Thứng
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................vii TÓM TẮT LUẬN VĂN..............................................................................................viii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu............................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 1 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 3 2.1 Lý thuyết về rủi ro tuân thủ thuế ........................................................................ 3 2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro ...................................................................... 3 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro ................................................................................... 3 2.1.1.2 Phân loại rủi ro ..................................................................................... 4 2.1.2 Đánh giá rủi ro ............................................................................................ 5 2.1.3 Kiểm soát rủi ro ........................................................................................... 5 2.1.4 Lý thuyết tuân thủ thuế ................................................................................ 6 2.1.4.1 Mô hình răn đe kinh tế.......................................................................... 7 2.1.4.2 Các nghiên cứu trong những năm 1960................................................. 7 2.1.4.3 Các nghiên cứu trong những năm 1970................................................. 8 2.1.4.4 Các nghiên cứu trong những năm 1980................................................. 9 2.1.4.5 Các nghiên cứu trong những năm 1990 và 2000 ................................. 10 2.1.4.6 Kết luận .............................................................................................. 10 2.2 Kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế ................................................... 11 2.2.1 Hoạt động kiểm tra thuế ............................................................................ 11 2.2.1.1. Khái niệm kiểm tra thuế .................................................................... 11 2.2.1.2 Mục đích kiểm tra thuế ....................................................................... 11 2.2.2 Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong hoạt động kiểm tra thuế ......... 12 2.2.2.1 Mô hình tuân thủ (theo OECD)........................................................... 12 2.2.2.2 Quy trình quản lý rủi ro tuân thủ......................................................... 13 2.2.2.3 Đánh giá và kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế ................... 14 2.3 Kinh nghiệm về quản lý rủi ro một số nước trên thế giới .................................. 17 2.3.1 Hoa Kỳ.................................................................................................. 17
  5. iii 2.3.2 Canada .................................................................................................. 19 2.3.3 Anh ....................................................................................................... 23 2.3.4 Pháp ...................................................................................................... 25 2.4. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................... 27 2.4.1 Tiếp cận theo qui mô DN .......................................................................... 27 2.4.2 Phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu ............................................................... 27 2.4.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tính điểm tự động để đánh giá theo rủi ro ...... 28 2.4.4 Xây dựng quy trình kiểm tra dựa trên rủi ro............................................... 28 2.4.5 Ứng dụng CNTT, sử dụng phần mềm ứng dụng hỗ trợ .............................. 28 2.4.7 Huấn luyện kiến thức và các kỹ năng cần thiết cho cán bộ thuế ................. 29 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 30 3.1 Thu thập dữ liệu ............................................................................................... 30 3.1.1 Hệ thống quản lý thuế tập trung (TMS) ..................................................... 32 3.1.2. Hệ thống hỗ trợ Thanh tra, kiểm tra (TTR) ............................................... 35 3.1.4. Hệ thống cơ sở dữ liệu Báo cáo Tài chính Doanh Nghiệp (BCTC) ........... 38 3.1.5. Hệ thống tập trung Cơ sở dữ liệu và khai thác thông tin NNT (TPH2)...... 40 3.2 Phân tích dữ liệu .............................................................................................. 41 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 42 4.1. Giới thiệu khái quát về Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp .......................................... 42 4.1.1. Đặc điểm tình hình tỉnh Đồng Tháp .......................................................... 42 4.1.2. Chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Thuế. ....................................... 42 4.1.2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn: .................................................................... 42 4.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp: .................................. 42 4.1.3 Về tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Cục Thuế: ........................ 43 4.1.4 Sơ lược về công tác kiểm tra thuế.............................................................. 43 4.1.5 Qui định về kiểm tra thuế .......................................................................... 43 4.1.5.1 Kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế ................................. 43 4.1.5.2 Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế............................................... 45 4.2 Đánh giá về công tác kiểm tra theo rủi ro tuân thủ............................................ 47 4.2.1 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức kiểm tra thuế ................... 47 4.2.2 Hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu về người nộp thuế................................... 48 4.2.3 Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác kiểm tra thuế .................. 48 4.3 Kết quả kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế ....................................... 49 4.3.1 Kết quả thực hiện công tác kiểm tra các năm 2016, 2017, 2018 của các phòng Thanh tra – Kiểm tra thuộc Cục Thuế và các Chi cục Thuế ..................... 49
  6. iv 4.3.1.1 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở CQT ................................. 49 4.3.1.2 Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở người nộp thuế ................. 51 4.3.2 Kết quả kiểm tra hồ sơ hoàn thuế .............................................................. 52 4.3.2.2 Kết quả kiểm tra hồ sơ sau hoàn thuế.................................................. 55 4.4. Một số chỉ tiêu phân tích cụ thể ....................................................................... 57 4.4.1 Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế ................................................................. 57 4.4.2 Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế ............................................................. 58 4.4.3 Tỷ lệ truy thu và phạt trên tổng thu Ngân sách nhà nước ........................... 59 4.4.4 Đánh giá kiểm soát rủi ro tuân thủ trong kiểm tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp thời gian qua.................................................................................... 60 4.4.4.1 Về thuế giá trị gia tăng (GTGT) ......................................................... 60 4.4.4.2 Về thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) .......................................... 61 4.4.4.3 Về xây dựng kế hoạch kiểm tra hồ sơ khai thuế ................................. 66 4.4.4.4 Về trình độ, năng lực và khả năng ứng dụng CNTT của Công chức kiểm tra thuế ...................................................................................................... 67 4.4.4.5 Những tồn tại, hạn chế ....................................................................... 67 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH .............................. 70 5.1 Kết luận ........................................................................................................... 70 5.2 Khuyến nghị chính sách ................................................................................... 71 5.2.1 Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật Thuế ........................................ 72 5.2.2 Trao quyền điều tra, khởi tố các vụ vi phạm pháp luật về thuế cho cơ quan Thuế................................................................................................................... 72 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo ............................................ 73
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ Diễn giải CNTT Công nghệ thông tin CQT Cơ quan thuế DN Doanh nghiệp GTGT Giá trị gia tăng KTTT Kiểm tra tuân thủ KTXH Kinh tế xã hội NNT Người nộp thuế NSNN Ngân sách nhà nước QLRR Quản lý rủi ro QTKT Quy trình kiểm tra SXKD Sản xuất kinh doanh TNCT Thu nhập chịu thuế TNDN Thu nhập doanh nghiệp
  8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Bảng 4.2: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ người nộp thuế. Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ trước hoàn thuế. Bảng 4.4: Kết quả kiểm tra hồ sơ sau hoàn thuế. Bảng 4.5: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Bảng 4.6: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Bảng 4.7: Tỷ lệ truy thu và phạt trên tổng thu NSNN.
  9. vii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 4.1: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế. Hình 4.2: Kết quả kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ người nộp thuế. Hình 4.3: Kết quả kiểm tra hồ sơ trước hoàn thuế. Hình 4.4: Kết quả kiểm tra hồ sơ sau hoàn thuế. Hình 4.5: Kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế. Hình 4.6: Kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế. Hình 4.7: Tỷ lệ truy thu và phạt trên tổng thu NSNN.
  10. viii TÓM TẮT LUẬN VĂN Hiện nay các thủ đoạn gian lận trốn, tránh thuế của người nộp thuế rất tinh vi, phức tạp, nghiêm trọng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Do vậy đòi hỏi ngành thuế phải đưa ra những giải pháp đặc biệt nhằm điều trị hiệu quả. Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, nhằm xác định người nộp thuế có rủi ro để đưa vào kiểm tra tuân thủ và đề xuất những giải pháp phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay. Nghiên cứu được thực hiện qua phương pháp định lượng, sử dụng số liệu thứ cấp, được tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu của người nộp thuế hiện có tại cơ quan Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Áp dụng quản lý thuế theo rủi ro sẽ giúp cơ quan thuế phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực khan hiếm của mình để tập trung quản lý các nhóm người nộp thuế có mức độ tuân thủ thấp nhất, khả năng gian lận về thuế cao nhất. Việc đưa ra các giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tuân thủ qua công tác kiểm tra thuế trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo để góp phần thực hiện thành công công cuộc cải cách và hiện đại hoá ngành Thuế. Từ khóa: Tuân thủ thuế, kiểm tra thuế, kiểm soát rủi ro.
  11. ix ASBTRACT At present, taxpayers' tricks on evasion and avoidance are very sophisticated, complex and serious and have no signs of stopping. Therefore, the tax industry must offer special solutions to effectively treat. Control of tax compliance risks for enterprises in Dong Thap province, in order to identify taxpayers at risk to put them into compliance and propose solutions in accordance with current practical requirements . The study was conducted through quantitative methods, using secondary data, exploited by the author from the data sources of existing taxpayers at the Tax Department of Dong Thap province. Applying risk-based tax management will help tax authorities to allocate and effectively use their scarce resources to focus on managing groups of taxpayers with the lowest compliance levels and fraud The highest tax. The introduction of solutions to mitigate risks complies with tax audits in the current and subsequent years to contribute to the successful implementation of the reform and modernization of the tax industry. Keywords: Tax compliance, tax inspection, risk control.
  12. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu vấn đề nghiên cứu Thuế ở Việt Nam, qua nhiều năm cải cách đã xây dựng được một hệ thống chính sách thuế bao phủ hầu hết các nguồn thu theo quy định của pháp luật và luôn được các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung để đáp ứng với tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) của đất nước. Sự ra đời của Luật Quản lý thuế và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2007 là cơ sở pháp lý để thực hiện chiến lược cải cách và hiện đại hoá hệ thống quản lý thuế. Luật Quản lý thuế tác động làm thay đổi phương thức quản lý của cơ quan thuế, chuyển sang phương thức quản lý hiện đại, dựa trên cơ sở dữ liệu thông tin tổng hợp và kỹ thuật quản lý theo rủi ro. Ngành thuế Việt Nam đang thực hiện cơ chế quản lý thuế tự khai – tự nộp – tự chịu trách nhiệm nhằm phát huy tính độc lập, dân chủ và minh bạch cho người nộp thuế khi tuân thủ thuế. Tuy nhiên, khi quy mô nền kinh tế và số lượng người nộp thuế ngày càng tăng thì cơ chế này lại đi kèm với một rủi ro rất lớn cho ngành thuế khi người nộp thuế không tuân thủ thuế đưa đến những thất thoát to lớn trong việc thu thuế cho Ngân sách Nhà nước. Trước thực trạng này, việc nghiên cứu thấu đáo về rủi ro tuân thủ thuế là hết sức cấp bách và cần thiết cho ngành thuế nói chung và các cơ quan quản lý thuế nói riêng. Từ thực tế nêu“trên, tác giả chọn đề tài:“Kiểm soát rủi ro tuân thủ thuế - nghiên cứu trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá công tác kiểm tra tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. “ Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế của Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp để nâng cao kết quả việc kiểm tra thuế hiện nay, góp phần cải cách và hiện đại hoá công tác quản lý thuế trong năm 2019 và những năm kế tiếp.
  13. 2 Câu hỏi nghiên cứu Cơ quan thuế có nhiệm vụ thu thuế và thực hiện kiểm soát rủi ro tuân thủ có thể coi là việc nỗ lực đảm bảo rằng NNT liên quan tuân thủ đúng luật thuế. Do vậy, đề tài được thực hiện nhằm giải quyết các câu hỏi sau:  Ở Việt Nam, những rủi ro tuân thủ chủ yếu cần phải được xử lý là gì?  Rủi ro tuân thủ thường liên quan tới những NNT nào?  Rủi ro này cần phải xử lý như thế nào để đạt được kết quả tốt nhất? 1.3 Phương pháp nghiên cứu “Nghiên cứu được thực hiện qua phương pháp thống kê mô tả, sử dụng số liệu thứ cấp, được tác giả khai thác từ các nguồn dữ liệu của người nộp thuế (NNT): hệ thống thông tin của người nộp thuế, Báo cáo tài chính doanh nghiệp, các báo cáo đã công khai của cơ quan Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp có liên quan để phục vụ cho việc phân tích đánh giá việc kiểm soát rủi ro tuân thủ trong công tác kiểm tra thuế trường hợp Cục Thuế tỉnh Đồng Tháp. Bố cục của luận văn, gồm 5 chương Chương 1: Tổng quan nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương 5: Kết luận và khuyến nghị chính sách.
  14. 3 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Lý thuyết về rủi ro tuân thủ thuế 2.1.1 Khái niệm và phân loại rủi ro 2.1.1.1 Khái niệm rủi ro Bất cứ hoạt động nào cũng chứa đựng trong đó những rủi ro tiềm ẩn. Ví dụ: Hoạt động của tự nhiên như: mưa bão có thể gây ngập lụt; nắng lâu ngày có thể gây nên hạn hán ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Hoạt động của máy móc, thiết bị: vận hành lâu ngày có thể bị hư hỏng ngừng hoạt động. Hoạt động của con người: khi điều khiển phương tiện giao thông có thể gây tai nạn nếu không quan sát và chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông. Hoạt động quản lý của con người: sự phá sản của một công ty đa quốc gia có thể dẫn đến sự phá sản của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau, gây khủng hoảng tài chính ở nhiều nước. Hoạt động quản lý thuế: việc áp dụng một chính sách thuế phức tạp không bao quát hết nguồn thu dẫn đến thực hiện khó và thất thu; các qui trình quản lý thuế chưa qui định rõ ràng thì“sự phối hợp giữa các bộ phận liên quan sẽ làm hạn chế đến kết quả trong công tác quản lý thuế“. Rủi ro là một khái niệm có nhiều quan điểm, định nghĩa khác nhau: Theo quan niệm truyền thống: rủi ro là những tổn thất có thể sẽ xảy ra trong tương lai, có thể phát sinh từ một số hoạt động ở hiện tại và thường được chứa đựng bên trong hoặc đi cùng với một sự kiện không mong muốn xảy ra. Ví dụ: Cơ quan thuế nếu không kiểm tra kịp thời các Doanh nghiệp (DN) sẽ bỏ trốn (tương lai rất gần) có thể gây thất thu thuế đây là rủi ro bên trong hành động; Khủng hoảng tài chính toàn cầu (ở hiện tại) có thể gây thiệt hại (trong tương lai rất gần), hậu quả của nó có thể rất nhiều công ty bị phá sản, đây là rủi ro chứa đựng bên trong một sự kiện không mong muốn xảy ra. Theo quan điểm hiện đại: ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro (2002) định nghĩa rủi ro là sự kết hợp khả năng xảy ra của một sự kiện và hệ quả của
  15. 4 nó. Trong tất cả các hoạt động, luôn có mối tiềm ẩn đối với các sự kiện và hệ quả, tạo thành các cơ hội có lợi (mặt phải) hoặc đe dọa thành công (mặt trái) của rủi ro. Trong lĩnh vực hoạt động đặt ra mức độ an toàn, nhìn chung hệ quả do rủi ro tạo ra chỉ có tính bất lợi, vì vậy quản lý rủi ro trong lĩnh vực này thường tập trung vào việc phòng chống và giảm nhẹ tác hại mà rủi ro có thể gây ra. Quan điểm về quản lý thuế theo rủi ro này phù hợp với thực tế hiện nay. Từ các quan điểm nêu trên, có thể khái niệm rủi ro như sau: Rủi ro là một sự kiện bình thường không thể tránh được trong cuộc sống hàng ngày. Rủi ro là một sự kiện có thể xảy ra làm ảnh hưởng tiêu cực hoặc tích cực đến mục tiêu hoạt động của tổ chức, cá nhân. Hiểu biết về rủi ro và kiểm soát rủi ro là một phần quan trọng trong cuộc sống nhằm tránh tổn thất, đạt được lợi ích và tăng thu nhập. 2.1.1.2 Phân loại rủi ro ISO/IEC Guide 73 hướng dẫn về quản lý rủi ro (2002) phân loại theo các nhóm rủi ro sau: Rủi ro chiến lược là những rủi ro phát sinh do tồn tại trong một ngành hoặc một khu vực địa lý. Rủi ro hoạt động là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực thi các qui trình, thủ tục nhằm đạt được các mục tiêu hoạt động của tổ chức. Rủi ro tài chính là những rủi ro phát sinh từ cơ cấu tài chính của tổ chức, các giao dịch do bên thứ ba và các hệ thống tài chính hiện hành,... Rủi ro hiểm hoạ là những rủi ro nếu xảy ra thường xuyên sẽ tác động xấu đến môi trường sống, đến xã hội như: ô nhiễm, chiến tranh, tệ nạn xã hội,... Rủi ro tuân thủ: là những rủi ro bắt nguồn từ việc không tuân thủ luật, qui định và các thông lệ xã hội; nếu vi phạm sẽ gây ra hậu quả cho tổ chức, cho cộng đồng, xã hội như: vi phạm luật giao thông, tham nhũng, trốn thuế,...
  16. 5 2.1.2 Đánh giá rủi ro ISO/IEC Guide 73 (2002) đánh giá theo rủi ro: khi quá trình phân tích theo rủi ro kết thúc, cần so sánh những rủi ro đã đạt được ước tính với những tiêu chí rủi ro mà tổ chức đã thiết lập. Những tiêu chí về rủi ro này có thể bao gồm chi phí và lợi nhuận liên quan, các yêu cầu về luật pháp, các nhân tố môi trường và KTXH, sự quan tâm của các bên liên quan cùng hưởng lợi,… Vì vậy, đánh giá rủi ro được sử dụng để đưa ra các quyết định về những rủi ro trọng yếu đối với tổ chức và đối với từng rủi ro cụ thể nên chấp nhận hay xử lý. 2.1.3 Kiểm soát rủi ro ISO/IEC Guide 73 (2002) xử lý rủi ro: là quy trình lựa chọn và áp dụng các biện pháp thay đổi rủi ro. Xử lý rủi ro bao gồm nhân tố chính là kiểm soát / hạn chế rủi ro. Bất kỳ hệ thống xử lý rủi ro nào tối thiểu cũng phải đạt được: - Hoạt động của đơn vị có hiệu lực và hiệu quả. - Hệ thống kiểm soát nội bộ có hiệu quả. - Tính tuân thủ pháp luật. Theo đó việc nhận dạng các rủi ro cần có sự quan tâm của cấp quản lý, quy trình phân tích rủi ro giúp cho hoạt động của tổ chức đạt được hiệu lực và hiệu quả. Ban lãnh đạo cần sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các hoạt động kiểm soát rủi ro theo góc độ tiềm năng có ích cho đơn vị. Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ là mức độ mà rủi ro sẽ bị loại bỏ hoặc sẽ bị hạn chế nhờ các biện pháp quản lý được đề xuất. Hiệu quả chi phí của hệ thống kiểm soát nội bộ được xác định trên các cơ sở so sánh chi phí thực hiện việc kiểm soát với lợi ích ước tính thu được từ hạn chế rủi ro. Các biện pháp quản lý đề ra phải được cân nhắc về tác động kinh tế tiềm tàng trong từng trường hợp không có biện pháp xử lý và chi phí thực hiện các biện pháp dự kiến trong trường hợp có thực hiện theo các biện pháp đó. Chi phí thực hiện phải được tính toán chính xác bởi vì nó trở thành ranh giới để xác định tính hiệu quả. Nếu không có biện pháp xử lý thì những thất thoát có thể xảy ra sẽ phải được ước tính và thông
  17. 6 qua việc so sánh các kết quả, Ban lãnh đạo có thể quyết định nên thực hiện các biện pháp kiểm soát rủi ro hay không. Việc tuân thủ luật pháp là điều bắt buộc. Mỗi tổ chức cần phải hiểu các luật lệ có thể áp dụng được và phải triển khai một hệ thống kiểm soát nhằm đạt được sự tuân thủ pháp luật. 2.1.4 Lý thuyết tuân thủ thuế Devos, Ken. (2013) trong những năm 1980, hành vi trốn thuế và không tuân thủ đã trở nên phổ biến sau những lo ngại chính trị ở Hoa Kỳ về thất thu thuế ngày càng tăng. Ban đầu, tài liệu xuất hiện từ Hoa Kỳ tập trung mạnh vào lý thuyết kinh tế. Lý thuyết tiện ích, được phát triển bởi Allingham và Sandmo, người nộp thuế giả định là tối đa hóa lợi ích trong các báo cáo thuế và tuân thủ thuế, trong đó trốn thuế được coi là phổ biến nếu lợi nhuận vượt xa chi phí tài chính. Các nghiên cứu tuân thủ thuế đã dựa trên các lý thuyết xã hội và tâm lý. Các nghiên cứu trước đó trong lĩnh vực này đã lập luận rằng yếu tố con người đóng vai trò quan trọng về tính tuân thủ của người nộp thuế. Tuy nhiên, trong các tài liệu tuân thủ thuế xuất hiện từ nhiều lĩnh vực khác nhau, đã có nhiều ý kiến về lý do tại sao nhiều người nộp thuế không tuân thủ. Thật vậy, chính sách về tuân thủ thuế chỉ ra rằng vẫn còn nhiều lỗ hổng cần được hoàn thiện liên quan đến đạo đức thuế, công bằng thuế và các biện pháp răn đe, để cải thiện khả năng tuân thủ thuế. Các cách tiếp cận lý thuyết về tuân thủ thuế thường được chia thành phương pháp tiếp cận răn đe kinh tế, cách tiếp cận rộng hơn kết hợp cả phương pháp tâm lý xã hội và tài khóa. Mô hình răn đe kinh tế đã được sử dụng phổ biến để kiểm tra hành vi trốn thuế và tuân thủ từ góc độ lý thuyết. Các yếu tố đã được kiểm tra trong mô hình răn đe kinh tế bao gồm: • Sự phức tạp của hệ thống thuế • Chi phí dịch vụ kê khai thuế • Mức độ trung thực trong báo cáo thuế • Trách nhiệm và hình phạt • Xác suất nhận được bảo hiểm kiểm toán
  18. 7 • Mức thuế lũy tiến và thực tế • Hình phạt cho việc không tuân thủ. Mặc dù số lượng các yếu tố đã được kiểm tra theo mô hình này, công trình đầu tiên của Jackson và Milliron cho thấy rằng không có sự đồng nhất về bất kỳ một trong những yếu tố này, từ đó cho thấy mối quan hệ tích cực với việc tuân thủ thuế của NNT. Mặt khác, mô hình tâm lý xã hội / tài khóa tập trung vào các biến số logic tâm lý bao gồm các giá trị đạo đức và nhận thức về sự công bằng của hệ thống thuế và cơ quan thuế. Cách tiếp cận này thường được sử dụng trong thực nghiệm nghiên cứu. Phần còn lại tiến hành phác thảo các yếu tố và đặc tính của hai mô hình và các nghiên cứu khác nhau đã được sử dụng. 2.1.4.1 Mô hình răn đe kinh tế Devos, Ken. (2013) các mô hình dựa trên lý thuyết kinh tế về tuân thủ thường tập trung vào tính răn đe. Răn đe có thể đạt được thông qua một số cách tiếp cận, trừng phạt và thuyết phục. Nghĩa là, răn đe có thể có hình thức tăng nặng với nhiều vi phạm, tăng thuế suất hoặc áp dụng hình phạt cao hơn. Ngoài ra, có thể tăng cường công tác tuyên truyền hỗ trợ khuyến khích người nộp thuế tuân thủ. Trọng tâm của phần này sẽ là tác động của hình phạt và các yếu tố khác hình thành thái độ và hành vi tuân thủ của người nộp thuế. Dựa trên cơ sở này, phân tích sau đây minh họa mô hình răn đe kinh tế đã phát triển như thế nào trong những năm trước đó. Trong giai đoạn này, các công ty đã chứng minh một mô hình răn đe kinh tế thuần túy, tập trung chủ yếu vào tối đa hóa lợi ích, cho một mô hình kết hợp các yếu tố phi kinh tế và nguyên nhân khác. 2.1.4.2 Các nghiên cứu trong những năm 1960 Devos, Ken. (2013) nguyên tắc của các mô hình răn đe kinh tế lần đầu tiên vào cuối những năm 1960 từ công trình của Becker, người đã phân tích hành vi bất hợp pháp sử dụng một nền kinh tế khuôn khổ. Becker đã đề xuất một lập luận hẹp trong đó ngụ ý rằng các biện pháp ngăn chặn như khả năng bị phát hiện và các mức hình phạt, nằm trong tầm kiểm soát của xã hội. Tuy nhiên, Becker đã thừa nhận rằng có một
  19. 8 điểm mà việc thực thi trở nên không hiệu quả và dẫn đến tổn thất xã hội. Vì vậy, ngay ở giai đoạn đầu của nghiên cứu tuân thủ này đã có sự thừa nhận rằng mô hình răn đe kinh tế thuần túy có những hạn chế. 2.1.4.3 Các nghiên cứu trong những năm 1970 Devos, Ken. (2013) theo mô hình Becker, Allingham và Sandmo đã đưa ra một mô hình dựa trên một số giả định bao gồm người nộp thuế là người tối đa hóa lợi ích, có hiểu biết về mức phạt. Mặc dù họ biết rằng việc tăng tỷ lệ phạt hoặc khả năng bị phát hiện là một biện pháp ngăn chặn và dẫn đến có thu nhập cao hơn, nó vẫn là một mô hình lý thuyết chưa được chứng minh. Một vấn đề có thể nổi bật bắt nguồn từ mô hình Allingham và Sandmo, là sự tồn tại của ngưỡng. Vấn đề ở đây là sự chắc chắn của người phạm tội bị phát hiện so với mức độ nghiêm trọng của hình phạt. Đó là, các biện pháp ngăn chặn có thể được sử dụng thay thế cho nhau. Khi bị phát hiện là hình phạt từ thấp đến cao và ngược lại. Do đó, nghiên cứu của Allingham và Sandmo cũng chỉ ra rằng trong trường hợp bị phát hiện là chắc chắn, hình phạt nhẹ có thể có hiệu quả răn đe như một mức độ nghiêm trọng hơn. Do đó, việc tăng mức xử phạt sẽ không nhất thiết đạt được hiệu quả răn đe lớn hơn nếu người phạm tội biết rằng cơ hội bị phát hiện là rất cao. Các nghiên cứu ban đầu khác về mô hình răn đe kinh tế trong những năm 1970 bao gồm công trình của Srinivasan, người cũng dựa trên quan điểm người nộp thuế là tối đa hóa lợi ích. Srinivasan lập luận rằng nếu số lần bị phát hiện là độc lập với thu nhập, thì khi NNT thu nhập càng cao theo đó mức độ trốn, tránh thuế cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên, Srinivasan thừa nhận rằng mục đích của cấu trúc thuế không chỉ để thu tiền thuế, vì vậy, giả định này phần lớn là không thực tế. Một nghiên cứu của Kolm đã xem mô hình răn đe kinh tế từ quan điểm của NNT. Đó là, một tiện ích của NNT trong trường hợp này là biến không xác định thay vì tổng doanh thu thuế. Vấn đề là làm thế nào để tối đa hóa lợi ích của người đóng thuế với những thay đổi về mức thuế và thu nhập. Dấu hiệu đầu tiên về mô hình của Allingham và Sandmo được ủng hộ bởi Yitzhaki. Yitzhaki đã xem xét thái độ của NNT đối với rủi ro và chỉ ra rằng NNT
  20. 9 không muốn làm giảm thu nhập, sau đó tăng thuế suất sẽ dẫn đến việc giảm trốn, tránh thuế. Do đó, người ta cho rằng thái độ đối với rủi ro được xác định bởi mức thu nhập của người nộp thuế. Mặc dù lý thuyết này không được kiểm chứng nhưng nó có vẻ thực tế hơn. Các nghiên cứu ban đầu khác về hành vi tội phạm cho thấy số lần bị phát hiện quan trọng hơn các biện pháp trừng phạt thực sự, cũng đặt câu hỏi về mô hình răn đe kinh tế thuần túy từ góc độ thực thi. Theo sau lập luận này là vấn đề về sự chính xác của“thông tin có liên quan đến“các hình phạt sẽ được áp dụng. Do đó, khi chỉ có thông tin mơ hồ về sự phát hiện và mức phạt tương đối thấp, sẽ có giá trị răn đe thấp. 2.1.4.4 Các nghiên cứu trong những năm 1980 Devos, Ken. (2013) trong những năm 1980, các lý thuyết trước đây của mô hình răn đe kinh tế, đã xuất hiện nhiều mô hình mở rộng hơn, điều chỉnh một số giả định cơ bản và kiểm tra các biến tuân thủ khác nhau. Mặc dù các mô hình phức tạp hơn các nghiên cứu trước, nhưng vẫn dựa trên tiền đề rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế là chìa khóa để cải thiện sự tuân thủ của NNT. Đối phó với tỷ lệ không tuân thủ và trốn, tránh thuế ngày càng tăng ở Mỹ vào đầu những năm 1980, các hình phạt đã được chính phủ áp dụng. Hỗ trợ chính sách này là các nghiên cứu cho thấy người nộp thuế nhạy cảm hơn với hình phạt so với khả năng bị phát hiện là rất thấp (khoảng 4% hoặc ít hơn). Điều này rõ ràng có ý nghĩa đối với nhiều quốc gia Anglo-Saxon đã chuyển hoạt động kinh doanh sang nơi bị kiểm toán thấp. Rõ ràng, đã có sự ủng hộ cho lập luận của Jackson và Milliron, rằng mức độ nghiêm trọng của các hình phạt không nhất thiết sẽ ảnh hưởng đến việc chấp hành của NNT. Nghiên cứu tiên phong giữa Jackson và Milliron giữa những năm 1980 cũng chỉ ra rằng chi phí xã hội cho các hình phạt có thể vượt xa lợi ích. Ví dụ, người nộp thuế với tư cách là một nhóm có thể bị phân biệt đối xử nếu vi phạm các luật thuế. Nghiên cứu của Graetz và Wilde và nghiên cứu của Reinganum và Wilde đã xem xét mối quan hệ giữa kiểm toán, thuế và tiền phạt. Một số phương trình đại số dựa trên mối quan hệ tác nhân chính đã được đề xuất. Đặc biệt, người nộp thuế được coi là
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2