intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Hoàn thiện chiến lược marketing số cho sản phẩm mang thương hiệu Mishafuta của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:96

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá và cải thiện chiến lƣợc marketing số hiện tại của bộ mỹ phẩm Mishafuta, nhằm cải thiện doanh thu sản phẩm cho công ty, nâng cao hiệu suất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong thị trƣờng mỹ phẩm. Nghiên cứu tập trung phân tích các chiến lƣợc hiện có, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm tối ƣu hóa khả năng tiếp cận khách hàng, tăng cƣờng nhận thức thƣơng hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng, hƣớng tới sự phát triển bền vững cho công ty.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề án Tốt nghiệp Thạc sĩ: Hoàn thiện chiến lược marketing số cho sản phẩm mang thương hiệu Mishafuta của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI TRẦN THỊ HƢƠNG GIANG HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ CHO SẢN PHẨM MANG THƢƠNG HIỆU MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ HÀ NỘI, 2024
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI TRẦN THỊ HƢƠNG GIANG HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ CHO SẢN PHẨM MANG THƢƠNG HIỆU MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN Ngành: Kinh doanh thƣơng mại Mã số: 8340121 ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP THẠC SĨ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh Hà Nội, Năm 2024
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề án “Hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, chƣa từng đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các số liệu và kết quả sử dụng trong đề án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2024 TÁC GIẢ ĐỀ ÁN Giang Trần Thị Hƣơng Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề án tốt nghiệp này, tác giả đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Trƣớc hết, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo và hƣớng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trƣờng Đại học Thƣơng Mại. Tác giả xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong khoa Sau Đại học, đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh đã hƣớng dẫn, chỉ bảo tận tình để tác giả có thể hoàn thành đề án tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện đề án của mình nhƣng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên đề án tốt nghiệp không thể tránh đƣợc những thiếu sót, rất mong nhận đƣợc sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2024 Học viên Giang Trần Thị Hƣơng Giang
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................vi DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH .......................................................... vii TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN ..............................................................................ix PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Lý do lựa chọn chủ đề của đề án .......................................................................1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án ........................................................................2 3. Đối tƣợng và phạm vi của đề án ..........................................................................2 4. Quy trình và phƣơng pháp thực hiện đề án .......................................................3 5. Kết cấu đề án .........................................................................................................6 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ TRONG DOANH NGHIỆP .....................................................................................7 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................................7 1.1.1 Các khái niệm cơ bản .......................................................................................7 1.1.2 Nội dung lí luận về hoàn thiện chiến lƣợc marketing số trong doanh nghiệp .........................................................................................................................9 1.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN .........................................................................................12 1.2.1 Kinh nghiệm thực tiễn từ các đơn vị bên ngoài ..........................................12 1.2.2 Bài học rút ra từ các vấn đề liên quan tới đề án .........................................14 CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ CHO SẢN PHẨM MANG THƢƠNG HIỆU MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN ...............16 2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN .....................................................................................................16
  6. iv 2.1.1 Giới thiệu chung Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín ............................................................................................................................. 16 2.1.2 Cơ cấu tổ chức và quản l của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín .................................................................................................17 2.1.3 Giới thiệu khái quát về bộ sản phẩm Mishafuta của công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín ............................................................. 18 2.2 THỰC TRẠNG CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ CHO SẢN PHẨM MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN .....................................................................................................21 2.2.1 Thực trạng phân tích tình thế chiến lƣợc marketing số cho sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín ...........................................................................................................21 2.2.2 Thực trạng xác lập mục tiêu chiến lƣợc marketing số hiện tại của công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín cho sản phẩm Mishafuta ..24 2.2.3 Thực trạng các hoạt động triển khai chiến lƣợc phát triển marketing – mix trong môi trƣờng số cho sản phẩm Mishafuta của công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín ............................................................. 28 2.3.1 Ƣu điểm ...........................................................................................................45 2.3.2 Hạn chế ............................................................................................................46 2.4 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ SẢN PHẨM MANG THƢƠNG HIỆU MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN. .47 CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ CHO SẢN PHẨM MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN .....................................................................50 3.1 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ CHO SẢN PHẨM MANG THƢƠNG HIỆU MISHAFUTA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƢƠNG MẠI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU ĐỨC TÍN .........................................50 3.1.1 Phát triển dòng sản phẩm độc quyền hoặc phiên bản giới hạn cho Mishafuta .................................................................................................................50
  7. v 3.1.2 Sử dụng Dynamic Pricing (Định giá động) ..................................................51 3.1.3 Phát triển chiến lƣợc Email Marketing .......................................................53 3.1.4 Phát triển đội ngũ chuyên gia và công cụ Digital Marketing: Google Analytics, SEMrush, và HubSpot. .........................................................................54 3.1.5 Phát triển chiến lƣợc Influencer Marketing với những KOL/KOC hot hiện nay ....................................................................................................................57 3.1.6 Phát triển kênh bán hàng TikTok Shop.......................................................59 Không gian thực hiện: TikTok và TikTok Shop ....................................................61 3.1.7 Phát triển kênh bán hàng đa kênh (Omnichannel) .....................................61 3.2 BỐI CẢNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ...................................................................63 3.2.1 Những thuận lợi và khó khăn .......................................................................63 3.1.2 Phân công trách nhiệm thực hiện đề án .......................................................64 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN GIẢI PHÁP ...........65 KẾT LUẬN ..............................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Chữ viết tắt Diễn giải nghĩa 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 FDA Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dƣợc phẩm Hoa Kỳ 3 CRM Quản lý quan hệ khách hàng 4 SEO Search Engine Optimization (Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm) 5 KOL Key Opinion Leader (Ngƣời dẫn dắt quan điểm) 6 KOC Key Opinion Consumer (Ngƣời tiêu dùng dẫn dắt quan điểm) 7 AR Augmented Reality (Thực tế tăng cƣờng) 8 VR Virtual Reality (Thực tế ảo) 9 CPC Cost Per Click (Chi phí cho mỗi lƣợt nhấp cuột) 10 CPM Cost Per Mille (Chi phí trên mỗi 1.000 lần hiển thị) 11 CPA Cost Per Action (Chi phí cho mỗi hành động) 12 CTR Click Through Rate (Tỷ lệ nhấp chuột)
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH BẢNG BIỂU: Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh bộ sản phẩm Mishafuta của công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín giai đoạn năm 2021-2023 .......................20 a. Chi tiết về bộ sản phẩm Mishafuta........................................................................28 Bảng 2.2: Chi tiết về từng sản phẩm trong bộ mĩ phẩm Mishafuta ..........................28 Bảng 2.3: Giá bán của bộ sản phẩm Mishafuta Phinic .............................................30 Bảng 2.4: Báo cáo chỉ tiêu và doanh thu từ marketing số của Mishafuta 2021-2023 ...................................................................................................................................33 Bảng 2.5: Ví dụ đánh giá chỉ số cho chiến dịch quảng cáo trên ............................... 39 HÌNH VẼ: Hình 2.1: Logo của Công ty Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín ............................................................................................................................. 16 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín ....................................................................................................18 Hình 2.3: Logo thƣơng hiệu mỹ phẩm Mishafuta (Mishafuta Phinic) .....................19 Hình 2.4: Bộ mỹ phẩm Mishafuta cùng giấy chứng nhận FDA ............................... 19 Hình 2.5 : Giá trị của Marketing số năm 2022..........................................................32 Hình 2.6: Một số fanpage Facebook của Mishafuta .................................................34 Hình 2.7: Bài viết facebook với content review chân thực từ khách hàng trên fanpage của Mishafuta .............................................................................................. 36 Hình 2.8: Bài viết facebook với content giảm giá khuyến mãi vào ngày Quốc tế Phụ nữ trên fanpage của Mishafuta ..................................................................................36 Hình 2.9: Các bƣớc sử dụng từng sản phẩm trong bộ mỹ phẩm Mishafuta .............37 Hình 2.10: Một chiến dịch quảng cáo Facebook cho bộ sản phẩm Mishafuta .........38 Hình 2.11: Website Đức Tín Group ..........................................................................41 Hình 2.12: Các nguồn truy cập Trang web Đức Tín Group .....................................41
  10. viii Hình 2.13 : Phân tích lƣợng truy cập vào website Đức Tín Group ..........................42 Hình 2.14: Bộ sản phẩm Mishafuta bán trên sàn thƣơng mại điện tử Shopee ..........43 Hình 2.15: NSND Minh Hòa review về bộ sản phẩm Mishafuta ............................. 43 Hình 2.16: Phỏng vấn NSUT Chiều Xuân trong buổi kí kết của Mishafuta với đối tác Hàn Quốc .............................................................................................................44 Hình 2.17: Chuyên gia da liễu Trần Quang Đạt review về bộ sản phẩm Mishafuta 44 Hình 2.18: Báo VTV Online đƣa tin về hội thảo khoa học cho bộ sản phẩm Mishafuta...................................................................................................................45
  11. ix TÓM TẮT NỘI DUNG ĐỀ ÁN Đề án "Hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho mỹ phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín" tập trung vào việc phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả marketing số cho thƣơng hiệu mỹ phẩm Mishafuta. Qua quá trình nghiên cứu, đề án đã thực hiện đánh giá toàn diện về bối cảnh thị trƣờng mỹ phẩm tại Việt Nam, xu hƣớng tiêu dùng và hành vi của khách hàng đối với các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên. Đề án phân tích đƣợc thực trạng hoạt động marketing số hiện tại của Mishafuta, chỉ ra những điểm mạnh và yếu trong các chiến dịch quảng cáo, kênh bán hàng và cách tiếp cận khách hàng trực tuyến. Trên cơ sở đó, một loạt giải pháp đã đƣợc đề xuất nhằm tối ƣu hóa chiến lƣợc marketing số, bao gồm phát triển kênh bán hàng đa kênh (omnichannel), ứng dụng công nghệ AR/VR để cải thiện trải nghiệm khách hàng, triển khai các chiến dịch Influencer Marketing với KOL/KOC, và tận dụng các công cụ Digital Marketing nhƣ Google Analytics, SEMrush, và HubSpot. Ngoài ra, đề án cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý rủi ro và bảo mật dữ liệu khách hàng trong quá trình triển khai chiến lƣợc marketing số. Các giải pháp này không chỉ nhằm tăng cƣờng nhận diện thƣơng hiệu mà còn hƣớng đến việc cải thiện hiệu quả kinh doanh và nâng cao trải nghiệm của khách hàng trên các kênh bán hàng trực tuyến. Tóm lại, đề án cung cấp một cách tiếp cận toàn diện, kết hợp giữa chiến lƣợc marketing số hiện đại và công nghệ tiên tiến để đƣa thƣơng hiệu Mishafuta lên một tầm cao mới, phù hợp với xu hƣớng phát triển của thị trƣờng mỹ phẩm hiện đại.
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. L do lựa chọn chủ đề của đề án Trong bối cảnh thế giới hiện đại, khi vẻ đẹp không chỉ là một nhu cầu mà còn là biểu hiện của giá trị cá nhân và phong cách sống, ngành công nghiệp mỹ phẩm đã trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất. Sự thay đổi trong nhu cầu và thói quen tiêu dùng, đặc biệt với sự nổi lên của các thế hệ trẻ nhƣ Gen Z và Millennials, đã định hình lại thị trƣờng toàn cầu. Tại Việt Nam, ngành mỹ phẩm đang bùng nổ, với tốc độ tăng trƣởng ấn tƣợng nhờ vào sự gia tăng thu nhập, mức sống và nhận thức về chăm sóc sắc đẹp. Đây là cơ hội lớn nhƣng cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp nội địa trong việc cạnh tranh với những thƣơng hiệu quốc tế. Bối cảnh cạnh tranh trong ngành mỹ phẩm tại Việt Nam rất khốc liệt. Ngoài các thƣơng hiệu quốc tế lâu đời, hàng loạt thƣơng hiệu mới liên tục xuất hiện, khai thác các phân khúc thị trƣờng từ bình dân đến cao cấp. Môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội cũng tạo ra nhiều yếu tố tác động đến thị trƣờng này. Sự phát triển của thƣơng mại điện tử và mạng xã hội đã thay đổi cách ngƣời tiêu dùng tiếp cận và ra quyết định mua sắm. Trong khi đó, văn hóa tiêu dùng tại Việt Nam đang dần thay đổi, ƣu tiên các sản phẩm có thành phần tự nhiên, thân thiện với môi trƣờng, và đáp ứng nhanh xu hƣớng thị trƣờng. Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín, với bộ sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta, đã bƣớc đầu tạo dựng đƣợc dấu ấn nhờ các thành phần tự nhiên và công thức độc đáo. Tuy nhiên, trong thực tế, chiến lƣợc marketing số hiện tại của công ty vẫn còn một số hạn chế: thiếu sự đồng bộ trong việc xây dựng nhận diện thƣơng hiệu trên các nền tảng trực tuyến, hiệu quả tƣơng tác với khách hàng chƣa cao, và việc khai thác dữ liệu ngƣời dùng để tối ƣu hóa các chiến dịch quảng cáo vẫn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ. Những vấn đề này đã làm giảm hiệu quả kinh doanh và khiến thƣơng hiệu chƣa thể tận dụng tối đa tiềm năng của thị trƣờng. Trƣớc thực trạng đó, việc hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho Mishafuta không chỉ là yêu cầu cấp thiết để cải thiện hiệu quả kinh doanh, mà còn giúp Công ty Đức Tín khẳng định vị thế, tăng cƣờng nhận diện thƣơng hiệu và mở rộng thị phần. Nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín” đƣợc thực hiện với mục tiêu đề xuất các giải pháp khả thi, giúp công ty đáp
  13. 2 ứng tốt hơn yêu cầu của thị trƣờng và khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh trong kỷ nguyên số. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề án 2.1 Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá và cải thiện chiến lƣợc marketing số hiện tại của bộ mỹ phẩm Mishafuta, nhằm cải thiện doanh thu sản phẩm cho công ty, nâng cao hiệu suất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong thị trƣờng mỹ phẩm. Nghiên cứu tập trung phân tích các chiến lƣợc hiện có, nhận diện điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hƣởng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện nhằm tối ƣu hóa khả năng tiếp cận khách hàng, tăng cƣờng nhận thức thƣơng hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng, hƣớng tới sự phát triển bền vững cho công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa và phân tích lý luận và thực tiễn về marketing số trong kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm. - Đánh giá thực trạng chiến lƣợc marketing số của Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín đối với bộ mỹ phẩm Mishafuta. - Xác định điểm mạnh, điểm yếu và các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả marketing số của công ty. - Đề xuất giải pháp cải thiện chiến lƣợc marketing số cho bộ mỹ phẩm. - Xây dựng kế hoạch triển khai các giải pháp và phƣơng pháp đo lƣờng hiệu quả để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc. 3. Đối tƣợng và phạm vi của đề án 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về các nội dung cơ bản, các nhân tố ảnh hƣởng đến triển khai chiến lƣợc marketing số, các hoạt động giúp hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đê án tập trung nghiên cứu thực hiện tại Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín trên không gian mạng tại thị trƣờng Việt Nam
  14. 3 - Phạm vi về thời gian: Đề tài sử dụng các dữ liệu điều tra và tình hình thực tế chiến lƣợc marketing số của Mishafuta trong 3 năm, từ năm 2021 đến năm 2023. Từ đó đƣa ra dự báo thị trƣờng và chiến lƣợc marketing số của doanh nghiệp đến năm 2026. Số liệu sơ cấp đƣợc thực hiện vào tháng 6 đến tháng 9 năm 2024 - Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng chiến lƣợc marketing số và hoàn thiện chiến lƣợc marketing số trong các hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín 4. Quy trình và phƣơng pháp thực hiện đề án 4.1 Quy trình nghiên cứu Bước 1 - Xác định mục tiêu: Hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho mỹ phẩm Mishafuta, tập trung vào thị trƣờng Việt Nam và phân khúc khách hàng mục tiêu. Bước 2 - Nghiên cứu tài liệu: Xem xét lý thuyết về marketing số, các chiến lƣợc hiện tại và xu hƣớng ngành mỹ phẩm. Lên kế hoạch thu thập dữ liệu từ nguồn thứ cấp (báo cáo, nghiên cứu) và sơ cấp (khảo sát, phỏng vấn). Bước 3 - Thu thập dữ liệu: Tiến hành khảo sát, phỏng vấn khách hàng và thu thập thông tin trực tuyến và offline. Phân tích dữ liệu bằng công cụ định tính và định lƣợng, đánh giá tình hình hiện tại và các yếu tố liên quan đến chiến lƣợc marketing số. Bước 4 - Đánh giá và đề xuất: Đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho Mishafuta, bao gồm kênh truyền thông, nội dung tiếp thị, và kế hoạch triển khai. Bước 5 - Tổ chức thực hiện và kiến nghị: Đề xuất tổ chức thực hiện đề án, phân công nhiệm vụ cho các phòng ban, và kiến nghị với các cơ quan liên quan để thực hiện các giải pháp đề ra. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Đề án sử dụng 02 nguồn dữ liệu là dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp. ● Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp trong đề án sử dụng nghiên cứu định tính, thu thập từ cả nguồn bên ngoài và bên trong Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín.
  15. 4 - Nguồn bên ngoài: Bao gồm các báo cáo, số liệu từ trang web ngành, bài viết, tạp chí, và mạng xã hội về chiến lƣợc marketing số trong ngành mỹ phẩm và các hoạt động trên thị trƣờng Việt Nam. Ngoài ra, dữ liệu còn đƣợc thu thập từ các trang thƣơng mại điện tử và Internet. - Nguồn bên trong: Gồm báo cáo kinh doanh (2021-2023), kế hoạch marketing, cơ cấu tổ chức bộ phận marketing và các tài liệu nội bộ từ phòng marketing, kinh doanh và kế toán. Phòng marketing cung cấp dữ liệu về chiến dịch marketing số và hiệu quả truyền thông, phòng kinh doanh cung cấp số liệu kinh doanh và phản hồi khách hàng, còn phòng kế toán cung cấp thông tin về chi phí và hiệu quả tài chính từ các chiến dịch. Dữ liệu đƣợc thu thập từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2024 thông qua các cuộc họp và nghiên cứu trực tuyến. ● Thu thập dữ liệu sơ cấp: a. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi Đề án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng bằng cách thực hiện khảo sát qua bảng câu hỏi đối với khách hàng mục tiêu. Khách hàng mục tiêu đƣợc chọn là những ngƣời đã và đang sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm của Mishafuta. Xác định mẫu Đối tƣợng điều tra bao gồm các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng sản phẩm Mishafuta, cùng với một số khách hàng tiềm năng đã biết đến thƣơng hiệu thông qua các kênh truyền thông số. Đề án sử dụng phƣơng pháp chọn mẫu theo lý thuyết của Hair và cộng sự (2014), dự án sẽ tiến hành điều tra khoảng 350 mẫu, đảm bảo tính đa dạng và độ tin cậy cho nghiên cứu. Mẫu sẽ đƣợc chọn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên có phân tầng, dựa trên độ tuổi, giới tính và địa lý, để đảm bảo sự đại diện tốt cho tất cả các phân khúc khách hàng. Thiết kế phiếu điều tra Phiếu điều tra sẽ gồm các câu hỏi tập trung vào việc tìm hiểu hiệu quả của các chiến dịch marketing số cho bộ sản phẩm Mishafuta, bao gồm: nhận thức về thƣơng hiệu, độ hài lòng về thông điệp và hình ảnh truyền thông, mức độ tiếp cận qua các kênh số (mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, email marketing), và sự ảnh hƣởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Phiếu điều tra sẽ bao gồm ba phần chính:
  16. 5 + Phần I: Thông tin cá nhân và các đặc điểm nhân khẩu học của khách hàng. + Phần II: Đánh giá của khách hàng về các hoạt động marketing số với 25 câu hỏi sử dụng thang đo Likert 5 điểm (từ 1 - hoàn toàn không đồng ý đến 5 - hoàn toàn đồng ý). + Phần III: Các câu hỏi mở để khách hàng đƣa ra ý kiến, phản hồi và đề xuất cải thiện các hoạt động truyền thông marketing số. Tiến hành điều tra Phiếu điều tra đƣợc tiến hành gửi từ ngày 01/6/2024 đến ngày 31/8/2024. Phiếu điều tra sẽ đƣợc gửi đến các khách hàng thông qua hai ứng dụng nhắn tin Zalo, Messenger - hai ứng dụng chủ yếu của công ty dùng để liên lạc và chăm sóc khách hàng. Để đảm bảo tỷ lệ phản hồi cao, công ty sẽ gọi điện nhắc nhở khách hàng hoàn thành phiếu điều tra. Tổng hợp dữ liệu Sau khi hoàn thành thu thập phiếu điều tra, sẽ tiến hành sàng lọc các phiếu hợp lệ. Các dữ liệu hợp lệ đƣợc xử lý làm sạch, mã hóa và nhập vào phần mềm phân tích (SPSS hoặc Excel). Dự kiến, tổng cộng sẽ có khoảng 350 phiếu khảo sát đƣợc phát ra và kết quả thu về 250 phiếu hợp lệ, chiếm tỷ lệ khoảng 71,4% b. Phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu Mục tiêu chính của phỏng vấn sâu là thu thập thông tin chi tiết và trực tiếp từ các chuyên gia marketing và các quản lý cấp cao của Công ty Đức Tín nhằm làm rõ điểm mạnh và điểm yếu của chiến lƣợc marketing số hiện tại cho sản phẩm Mishafuta, từ đó đề xuất giải pháp cải thiện hiệu quả truyền thông. Đối tƣợng phỏng vấn là nhà quản trị cấp cao và trung tại công ty, chịu trách nhiệm chính về chiến lƣợc marketing số và phát triển thƣơng hiệu Mishafuta, bao gồm: - Bà Hoàng Thị Phƣợng - Giám đốc sáng tạo kiêm Giám đốc điều hành - Ông Bùi Minh Hà - Trƣởng phòng marketing chi nhánh GreatKing Nội dung các câu hỏi tập trung vào việc đánh giá thực trạng chiến lƣợc marketing số hiện tại, phân tích hiệu quả các kênh truyền thông số (mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, SEO/SEM, Facebook ads), và các thách thức gặp phải trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu. Thời gian: Phỏng vấn đƣợc thực hiện vào lúc 10h00 ngày 29/07/2024
  17. 6 Địa điểm: Phỏng vấn trực tiếp tại phòng họp công ty 4.3 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu Dữ liệu thu thập đƣợc của đề án sẽ đƣợc phân tích thông qua các phƣơng pháp sau: + Phân tích dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp từ các nguồn bên ngoài (báo cáo thị trƣờng, các bài viết chuyên ngành, các trang web, mạng xã hội, v.v.) và nguồn nội bộ của công ty (báo cáo kinh doanh, kế hoạch marketing, v.v.) sẽ đƣợc phân tích thông qua phƣơng pháp phân tích nội dung để hiểu rõ tình hình thị trƣờng, xu hƣớng marketing số trong ngành mỹ phẩm, và hoạt động marketing hiện tại của Mishafuta. Từ đó, so sánh và đối chiếu các hoạt động marketing của Mishafuta với các đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong ngành (nhƣ các thƣơng hiệu mỹ phẩm nội địa và quốc tế) để đánh giá vị trí cạnh tranh của công ty, từ đó đề xuất các cải tiến cho chiến lƣợc marketing số. + Phân tích dữ liệu sơ cấp: Sử dụng Excel để xử lý dữ liệu từ khảo sát khách hàng. Phƣơng pháp phân tích là thống kê mô tả, tính toán các chỉ số trung bình và độ lệch chuẩn để hiểu hành vi tiêu dùng. + Phân tích định tính: Dữ liệu từ phỏng vấn đƣợc phân tích nội dung để bổ sung góc nhìn chuyên sâu cho kết quả định lƣợng. + Tổng hợp kết quả và khuyến nghị: Kết hợp các phân tích để đƣa ra nhận định và giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc marketing số của Mishafuta. 5. Kết cấu đề án Ngoài phẩn mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, bảng, biểu và sơ đồ, nội dung chính của kết cấu đề án bao gồm: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc marketing số trong doanh nghiệp Chƣơng 2: Thực trạng về chiến lƣợc marketing số cho sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín. Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện chiến lƣợc marketing số cho sản phẩm mang thƣơng hiệu Mishafuta của Công ty cổ phần Thƣơng mại và Xuất nhập khẩu Đức Tín.
  18. 7 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC MARKETING SỐ TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1.1 Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1 Khái niệm marketing Marketing là một khái niệm rộng và linh hoạt, đƣợc định nghĩa theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào mục tiêu và quan điểm của ngƣời nghiên cứu. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, marketing thƣờng đƣợc hiểu là quá trình tạo dựng, truyền tải giá trị, và duy trì các mối quan hệ có lợi với khách hàng nhằm đạt đƣợc các mục tiêu của doanh nghiệp. Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ (AMA), marketing đƣợc định nghĩa là: “Marketing là hoạt động, tập hợp các tổ chức và quy trình nhằm tạo ra, truyền đạt, phân phối và trao đổi các giá trị có ý nghĩa với khách hàng, đối tác và xã hội nói chung” Theo Philip Kotler (2013): “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn các nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi” Marketing bao gồm nhiều hoạt động đa dạng từ nghiên cứu thị trƣờng, phân tích khách hàng, phát triển sản phẩm, quảng cáo, phân phối, định giá, đến chăm sóc khách hàng sau bán. Trong bối cảnh kinh doanh hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực mỹ phẩm, marketing đóng vai trò then chốt trong việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, xây dựng thƣơng hiệu và tăng cƣờng sự hiện diện của doanh nghiệp trên thị trƣờng. 1.1.1.2 Khái niệm về marketing số Theo Philip Kotler, marketing số đƣợc định nghĩa là "việc sử dụng các kênh kỹ thuật số để quảng bá hoặc bán sản phẩm và dịch vụ đến khách hàng mục tiêu thông qua các công cụ nhƣ email, mạng xã hội, quảng cáo trực tuyến, SEO, và nội dung số" (Kotler, P., & Armstrong, G. (2020). Principles of Marketing. Pearson). Trong khi đó, Chaffey và Ellis-Chadwick (2019) định nghĩa marketing số là "việc đạt đƣợc các mục tiêu marketing thông qua việc sử dụng công nghệ và phƣơng tiện kỹ thuật số" (Chaffey, D., & Ellis-Chadwick, F. (2019). Digital Marketing: Strategy, Implementation and Practice. Pearson). Các phƣơng tiện này
  19. 8 bao gồm website, công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, email và quảng cáo trực tuyến. Marketing số tập trung vào việc tƣơng tác trực tiếp và tức thì với khách hàng, phân tích dữ liệu và tối ƣu hóa chiến lƣợc tiếp thị. 1.1.1.3 Khái niệm về chiến lược marketing “Chiến lƣợc Marketing là hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ Marketing của mình. Nó bao gồm các chiến lƣợc cụ thể đối với các thị trƣờng mục tiêu, đối với các phức hệ Marketing và mức chi phí cho Marketing” (theo Kotler & cộng sự, 2020). “Chiến lƣợc marketing là toàn bộ logic tiếp thị thƣơng mại mà nhờ đó các đơn vị kinh doanh đạt đƣợc mục tiêu marketing của mình và tạo ra lợi thế cạnh tranh lâu dài cho doanh nghiệp trong đáp ứng nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Một chiến lƣợc marketing của doanh nghiệp bao gồm một cấu trúc cân bằng của marketing mục tiêu, marketing-mix, và quy hoạch marketing của doanh nghiệp phù hợp, thích nghi với những điều kiện môi trƣờng marketing thƣờng xuyên thay đổi” ( theo Nguyễn Bách Khoa, 2005). 1.1.1.4 Khái niệm và đặc trưng của chiến lược marketing số Theo Hiệp hội Marketing Kỹ thuật số (Digital Marketing Association), Chiến lƣợc marketing số (Digital Marketing Strategy) là việc sử dụng các kênh và công nghệ số để thực hiện các hoạt động marketing nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ, và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khác với marketing truyền thống, chiến lƣợc này đƣợc triển khai trong môi trƣờng trực tuyến, cho phép doanh nghiệp tiếp cận nhanh chóng, đo lƣờng và tối ƣu hiệu quả dễ dàng. Chiến lƣợc marketing số bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, mỗi lĩnh vực mang những đặc trƣng riêng, giúp doanh nghiệp tiếp cận và tƣơng tác hiệu quả với khách hàng trong môi trƣờng số hóa. Một số lĩnh vực chính của chiến lƣợc marketing số hiện nay: Tối ƣu hóa công cụ tìm kiếm (SEO - Search Engine Optimization), Quảng cáo trả phí trên các công cụ tìm kiếm (PPC - Pay Per Click), Marketing nội dung (Content Marketing), Marketing qua mạng xã hội (Social Media Marketing - SMM), Email Marketing, Quảng cáo hiển thị số (Display Advertising), Marketing qua thiết bị di động (Mobile Marketing), Influencer Marketing, Marketing tự động hóa (Marketing Automation). Điểm nổi bật của chiến lƣợc này là tính tƣơng tác cao, cá nhân hóa thông điệp, khả năng đo lƣờng chính
  20. 9 xác, phạm vi tiếp cận toàn cầu, chi phí thấp hơn và tích hợp đa kênh. Nó sử dụng công nghệ tiên tiến nhƣ AI và Big Data để tối ƣu hóa hiệu quả. 1.1.1.5 Khái niệm về hoàn thiện chiến lược marketing số Hoàn thiện chiến lƣợc marketing số là quá trình đánh giá, phân tích và cải thiện các hoạt động tiếp thị trực tuyến của doanh nghiệp nhằm tối ƣu hóa khả năng tiếp cận, tƣơng tác và chuyển đổi khách hàng thông qua các kênh kỹ thuật số. Quá trình này bao gồm việc điều chỉnh các yếu tố nhƣ nội dung, công cụ, chiến dịch quảng cáo, và công nghệ để đảm bảo rằng chiến lƣợc marketing số đạt đƣợc hiệu quả cao nhất, đáp ứng đƣợc mục tiêu kinh doanh, và tận dụng tối đa các cơ hội từ thị trƣờng trực tuyến. Điều này đòi hỏi phải liên tục theo dõi, phân tích dữ liệu, và cập nhật chiến lƣợc để phù hợp với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ và hành vi tiêu dùng. (theo Kotler, P., & Keller, K. L. (2020). Marketing Management. Pearson và Chaffey, D., & Ellis-Chadwick, F. (2019). Digital Marketing: Strategy, Implementation and Practice. Pearson ) 1.1.2 Nội dung lí luận về hoàn thiện chiến lƣợc marketing số trong doanh nghiệp 1.1.2.1 Phân tích tình thế chiến lược marketing số Phân tích tình thế chiến lƣợc marketing số là quá trình đánh giá các yếu tố bên ngoài (môi trƣờng vĩ mô và ngành) và bên trong (nguồn lực và năng lực doanh nghiệp) để xác định vị thế hiện tại cùng các cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của chiến lƣợc marketing số. Qua đó, doanh nghiệp có thể xác định các điểm cần cải thiện và phát triển các chiến lƣợc phù hợp để đạt đƣợc mục tiêu kinh doanh. Doanh nghiệp có thể sử dụng các mô hình phân tích nhƣ SWOT và PESTEL. Phân tích này là bƣớc quan trọng giúp Mishafuta hiểu rõ vị thế hiện tại và tối ƣu hóa chiến lƣợc marketing số để đạt hiệu quả tối đa. Trong đề án này, mô hình PESTEL sẽ đƣợc sử dụng để phân tích tình thế chiến lƣợc marketing số. 1.1.2.2 Xác lập mục tiêu chiến lược marketing số Đối với đề án nghiên cứu này, việc xác lập mục tiêu rõ ràng, cụ thể và khả thi các kết quả mà doanh nghiệp mong muốn đạt đƣợc thông qua các hoạt động marketing trên các nền tảng kỹ thuật số sẽ giúp định hƣớng cho các hoạt động tiếp thị, tối ƣu hóa nguồn lực và nâng cao hiệu quả chiến lƣợc. Để mục tiêu chiến lƣợc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2