Luận văn tốt nghiệp "Các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ "
lượt xem 50
download
Làn sóng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo những thay đổi cơ bản và ngoạn mục trong bức tranh kinh tế thế giới. Sự thu hẹp và suy thoái của những thị trường truyền thống, sự lên ngôi của những thị trường tiềm năng mới đã không còn là chuyện lạ trong đời sống kinh tế toàn cầu. Chưa bao giờ bài toán về thị trường lại được đặt ra với đầy đủ sự cấp bách của nó đối với các quốc gia xuất khẩu như lúc này. Việt Nam cũng không phải là...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận văn tốt nghiệp "Các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ "
- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ Sinh viên thực hiện : Trần Anh Tú Lớp: A9/ K38 C
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Làn sóng toàn cầu hoá kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã kéo theo những thay đổi cơ bản và ngoạn mục trong bức tranh kinh tế thế giới. Sự thu hẹp và suy thoái của những thị trường truyền thống, sự lên ngôi của những thị trường tiềm năng mới đã không còn là chuyện lạ trong đời sống kinh tế toàn cầu. Chưa bao giờ bài toán về thị trường lại được đặt ra với đầy đủ sự cấp bách của nó đối với các quốc gia xuất khẩu như lúc này. Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Kết quả thành công của Đại hội Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam từ ngày 19 đến ngày 21 tháng 4 năm 2001 đã tiếp tục khẳng định con đường đúng đắn cho nền kinh tế Việt Nam ở những thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Để tăng nhanh tốc độ xuất khẩu, đẩy nhanh tiến độ hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới, Đảng ta chủ trương: “Tiếp tục mở cửa nền kinh tế, thực hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá mối quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới.”. Trong đó, Thị trường Mỹ là một trong những thị trường mang tính chất chiến lược đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong những năm tới. Đây là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới, bên cạnh đó, Hiệp định thương mại Việt – Mỹ đã chính thức đi vào thực tiễn từ ngày 17/10/2001. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này chẳng những tạo điều kiện thuận lợi để nền kinh tế Việt Nam đẩy nhanh tiến trình hội nhập mà còn góp phần gia tăng sự phát triển và nâng cao tính cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ngành thuỷ sản Việt Nam đang trong quá trình đầu tư để trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Hàng thuỷ sản trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực với kim ngạch xuất khẩu đạt được năm 2001 là 1.760 triệu USD và đặt ra mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 3 tỷ USD vào năm 2005 trong đó kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng 25 – 28% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Điều đó đặt ra yêu cầu cấp bách phải nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ. Thị trường Mỹ là một thị trường rộng lớn, đa dạng, tính cạnh tranh cao, luật lệ điều tiết nền ngoại thương Mỹ phức tạp, có những đặc thù riêng và được tiêu chuẩn hoá ở mức cao độ đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và thị trường này còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt hàng thuỷ 1
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng đang xuất khẩu vào thị trường Mỹ. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài + Phân tích, đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ giúp nhận diện những tiềm năng, cơ hội, thách thức và những vấn đề mang tính thời sự nhất đối với các quốc gia xuất khẩu thuỷ sản trong đó có Việt Nam. + Phân tích thực trạng, tiềm năng cơ hội và những thách thức của Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ những năm vừa qua. + Căn cứ vào cơ sở lý luận, và kết quả phân tích, đánh giá thực trạng xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ, định hướng phát triển của ngành thuỷ sản để đề xuất phương hướng và giải pháp ở tầm vĩ mô, trung mô và vi mô nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường này . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực tiễn về xuất khẩu mặt hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ. - Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài nghiên cứu các hoạt động xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ với thời gian nghiên cứu từ năm 1997 tới năm 2003. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề đặt ra, luận văn đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng trong môi trường thực tế, hiện tại và kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp phân tích, điều tra, tổng hợp, hệ thống,... để luận giải, khái quát và phân tích thực tiễn theo mục đích của đề tài. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn bao gồm ba chương như sau: 2
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Chương I: Cơ sở và tầm quan trọng của việc nghiên cứu thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam Chương II: Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt nam vào thị trường Mỹ giai đoạn 1997-2003 Chương III: Định hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy xuất khẩu hàng thuỷ sản của ngành thuỷ sảnViệt nam vào thị trường Mỹ. 6. Đóng góp của luận văn - Đánh giá một cách toàn diện và sâu sắc những vấn đề cơ bản của thị trường Thuỷ sản Hoa Kỳ - Giúp doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam có cái nhìn trực diện, mới mẻ và đầy đủ hơn về phương cách tiếp cận thị trường Mỹ. - Nghiên cứu thị trường thuỷ sản Mỹ để từng bước vượt qua những thách thức từ hệ thống pháp luật cực kỳ đa dạng và phức tạp. - Phân tích đánh giá tiềm năng, cơ hội và khả năng chiếm lĩnh thị trường Hoa Kỳ của Thuỷ sản Việt Nam - Phân tích đánh giá những mặt đã làm được và những hạn chế cũng như các vấn đề đặt ra của Thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ - Đề ra được định hướng và các giải pháp mang tính thực tiễn cao, cụ thể và linh hoạt hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang thị trường Mỹ một cách bền vững. 3
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ CHƯƠNG I CƠ SỞ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM. I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG THUỶ SẢN MỸ 1. Sơ lược tình hình kinh tế Mỹ Đã từ lâu Mỹ luôn được coi là cường quốc kinh tế số một thế giới, liên tục tăng trưởng ổn định. Quy mô tổng GDP luôn duy trì ở mức trên 10.000 tỷ USD, chiếm trên 20% GDP toàn cầu, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch thương mại quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người ở Mỹ đạt 23.050 USD vào loại hàng đầu thế giới, xuất khẩu hàng năm đạt trên 800 tỷ USD, và nhập khẩu cũng thường xuyên đạt ở mức kỷ lục 1.200 tỷ USD[1] Không những thế, Mỹ còn là nước đi đầu trong quá trình quốc tế hoá kinh tế toàn cầu và thúc đẩy tự do hoá thương mại phát triển. Bởi vì, việc mở rộng sản xuất hàng hoá và dịch vụ để xuất khẩu ra thị trường toàn cầu là một trong những yếu tố cơ bản cho sự tăng trưởng kinh tế Mỹ. Mức độ phụ thuộc của nền kinh tế Mỹ vào mậu dịch quốc tế ngày càng tăng. Điều này mở ra vô vàn cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài mong muốn làm ăn trên đất Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu Hoa Kỳ đã tăng từ 14% GDP năm 1986 lên 25% năm 1998[2]. Tuy vậy, Mỹ cũng là nước hay dùng chiêu bài tự do hoá thương mại để yêu cầu các quốc gia khác mở cửa thị trường của họ cho các Công ty của mình, nhưng lại tìm cách bảo vệ nền sản xuất trong nước thông qua hệ thống các tiêu chuẩn kỹ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường... Vài ba năm trở lại đây Mỹ trải qua rất nhiều thăng trầm và biến động, đặc biệt là sự kiện 11/9 năm 2001 (2 năm sau khi tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt đỉnh 4,5% năm 1999) đã để lại những hệ quả xấu cho tổng thể nền kinh tế. Vào thời điểm này người ta bắt đầu lo lắng về một cuộc suy thoái kinh tế không thể lường hết mức độ. Sau thảm hoạ 11/9, các công ty trên khắp nước Mỹ tạm thời ngưng các hoạt động kinh doanh chờ đợi tình hình biến đổi mới. Sự kiện này không chỉ gây khó khăn đối với kinh tế Mỹ mà còn cản trở hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang có hợp đồng làm ăn với nhiều công ty của quốc gia này. Quan trọng nhất là sự sụp đổ lòng tin của người tiêu dùng. Họ luôn tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của mình. Thay vì tiêu tiền mua sắm như trước đây, người Mỹ đã bắt đầu tiết kiệm 4
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ trong chi tiêu, yêu cầu đối với vệ sinh an toàn thực phẩm được đặt lên hàng đầu vì người tiêu dùng Mỹ lo sợ mình có thể bị khủng bố bằng vũ khí sinh học bất cứ lúc nào. Bộ Thương Mại Mỹ cho biết, thâm hụt mậu dịch 6 tháng đầu năm 2001 lên tới 29,41 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn 5%, GDP chỉ tăng 0,2% so với năm trước[3]... Mặc dù chính phủ Mỹ đã có hàng loạt điều chỉnh trong chính sách kinh tế và tài chính tiền tệ, nền kinh tế Mỹ đã có những dấu hiệu cho thấy sự phục hồi vào đầu năm 2002, những bất ổn chưa phải là đã hết. Thị trường chứng khoán suy yếu, tỷ lệ thất nghiệp vẫn cao, đặc biệt là hàng loạt các vụ bê bối về kế toán kiểm toán của các tập đoàn lớn như Enron, Worldcom, Xerox bị đưa ra ánh sáng. Tăng trưởng cả năm 2002 nền kinh tế Mỹ được ghi nhận ở mức 2,4%[4]. Trong thời gian tiến hành cuộc chiến ở Iraq nền kinh tế Mỹ lại tiếp tục chịu những tác động tiêu cực. Thị trường chứng khoán tăng giảm bất thường, làn sóng phản đối dùng hàng Mỹ tăng cao ở một số quốc gia. Tuy nhiên, theo một số dự báo của các chuyên gia kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế của năm 2003 có thể đạt mức 2,4% (thấp hơn mức dự báo của Bộ Thương Mại Mỹ trước đây( 2,5%)[5]. Thị trường Mỹ đầy tiềm năng phát triển quan hệ thương mại đối với các thương nhân Việt Nam. Song, bên cạnh những điều kiện làm ăn thuận lợi, môi trường kinh doanh hấp dẫn, thị trường Mỹ cũng luôn tiềm tàng nhiều nguy cơ, rủi ro thất bại ngay từ trong cơ cấu phức tạp của nền kinh tế Mỹ và những nhân tố không thuận từ bên ngoài. 2. Tổng quan về ngành thuỷ sản Mỹ Xứng đáng với vị thế của nền kinh tế, thuỷ sản là một ngành rất phát triển ở Mỹ. Mỹ là một trong số ít các quốc gia có tiềm năng nguồn lợi thuỷ sản giàu có và phong phú bậc nhất thế giới. Khác với một số ngành thuỷ sản của các quốc gia khác, Mỹ có những bộ luật hết sức nghiêm ngặt quy định việc bảo vệ và duy trì cũng như phát triển nguồn lợi hải sản lâu dài. Mặt khác, nhờ vào hệ thống quản lý nhà nước đối với nghề cá rất khoa học nên ngành thuỷ sản Mỹ được vận hành một cách hiệu quả. Mỹ đồng thời là một nước có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề về nghề cá thế giới và khu vực và đặc biệt là trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và thiên nhiên hoang dã. Ngành thuỷ sản Mỹ là một ngành mang đậm tính thương mại với tính chuyên nghiệp rất cao. Mỹ chỉ tập trung vào khai thác và nuôi trồng các loại hải sản có giá trị, mang tính sinh lời cao, được ưa chuộng trên đất Mỹ và trên toàn thế giới. Xu thế 5
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ chung của ngành thuỷ sản Mỹ hiện nay là giảm dần sản lượng khai thác và tăng dần sản lượng nuôi trồng nhằm bảo vệ và duy trì nguồn lợi thuỷ sản phong phú, đồng thời không làm phương hại đến môi trường sinh thái. Điều này được minh hoạ rất rõ ở bảng biểu dưới đây: Bảng I.1: Tổng sản lượng thuỷ sản của Mỹ trong 2 thập kỷ qua (Đơn vị: triệu tấn) Năm 1981 1985 1987 1990 1995 1996 1997 1998 1999 Tổng Sản 4 5 6 5,8 5,6 5,4 5,4 5,2 5,1 lượng Nguồn: Báo cáo thị trường Mỹ – Bộ Thuỷ sản Cùng song hành với sự phát triển của ngành thuỷ sản, thị trường thuỷ sản Mỹ cũng cho thấy tiềm năng phát triển to lớn. Hiện nay Mỹ là thị trường thuỷ sản lớn trên thế giới đánh bại các thị trường khác như Nhật, EU để chiếm lĩnh vị thế dẫn đầu. Tổng kim ngạch ngoại thương thuỷ sản năm 2000 đạt trên 13 tỷ USD gần sánh ngang với kim ngạch của thị trường Nhật Bản. [6] Thị trường thuỷ sản Mỹ mang những đặc thù riêng biệt, đa dạng và khá phức tạp. Có thể tóm lược những đặc điểm của thị trường thuỷ sản Mỹ như sau: - Người tiêu dùng hàng năm chi khoảng 50 tỷ USD cho các loại thủy sản, trong đó khoảng 32 tỷ qua các cơ sở chế biến thực phẩm và 17 – 18 tỷ qua các cửa hàng bán lẻ. Trung bình hiện nay mỗi người Mỹ tiêu dùng khoảng 14,9 pounds thuỷ sản hàng năm, tăng so với 12,5 pounds những năm 80 và 10,3 pounds những năm 60. Dự báo nhu cầu thuỷ sản trong những năm sắp tới ở Mỹ sẽ liên tục tăng do thuỷ sản là loại thực phẩm rất tốt cho sức khoẻ[7]. - Sự phát triển hưng thịnh của thị trường thuỷ sản Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ phát triển của nền kinh tế Mỹ. Điều này được minh chứng rất rõ nhất là sau khi Mỹ khủng bố ngày 11/9, nền Kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu tăng chậm lại thậm chí rơi vào suy thoái. Điều này đã kéo theo tâm trạng lo âu về một cuộc khủng bố bằng thực phẩm sinh học, từ đó nhu cầu cho mặt hàng thuỷ sản cao cấp cũng giảm theo. - Người Mỹ thiên về các sản phẩm mang hương vị của sông biển đắt tiền như tôm he, tôm hùm, cá ngừ, cá hồi, cua biển và các sản phẩm cao cấp khác như cá phi lê, tôm nõn, thịt cua, cá đóng hộp..Tuy Mỹ nhập khẩu hầu hết các mặt hàng có giá trị từ thấp 6
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ đến cao, nhưng thuỷ sản nhập khẩu tập trung chủ yếu vào các đặc sản đắt tiền như đã dẫn ở trên. - Thị trường thuỷ sản Mỹ là thị trường mang tính chất mở, quy tụ sự tham gia giao thương thuỷ sản của hơn 120 quốc gia trên toàn thế giới. Sự cạnh tranh ở thị trường thuỷ sản Mỹ là cực kỳ khốc liệt. Các quốc gia xuất khẩu sang thị trường Mỹ đều phải ganh đua gắt gao dành chỗ đứng trên thị trường. Có thể kể ra đây một số nhà xuất khẩu hàng đầu sang thị trường Mỹ là: Thái Lan, Trung Quốc, Ecuador, Mexico... - Một đặc điểm hết sức quan trọng của thị trường thuỷ sản Mỹ nữa là, Mỹ thường gắn ngoại thương thuỷ sản với các vấn đề khác, vượt ra ngoài mục đích xuất nhập khẩu thông thường. Điều này là sự thể hiện những nỗ lực chính trị hoá hoạt động ngoại thương, bảo hộ ngành thuỷ sản của chính phủ Mỹ. Mỹ là bậc thầy trong việc lợi dụng sức ảnh hưởng về kinh tế và chính trị để áp đặt các lệnh cấm vận hay dựng lên các hàng rào kỹ thuật, môi trường sinh thái để ngăn chặn hàng thủy sản nhập khẩu. - Trong những năm vừa qua nguồn cung cấp thuỷ hải sản chủ yếu của Mỹ là các nước Mỹ La tinh, liên tục gặp thất bát vì nhiều yếu tố không thuận lợi. Điều này đã mở ra cơ hội lớn cho các nước châu Á đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản thị trường Mỹ. 2.1. Khai thác thuỷ sản Theo các thông tin mới nhất của Bộ Thuỷ Sản Mỹ thì, hiện nay Mỹ có khoảng 23.000 tàu đánh cá trọng tải hơn 5 tấn và hơn 10.000 tàu thuyền nhỏ cùng 170.000 lao động trên các tàu thuyền. Tính đến 1997 hạm tàu cá của Mỹ có tổng số 27.200 chiếc với tổng trọng tải đăng ký là 1.484 tấn. Tàu lưới kéo chiếm vị trí áp đảo với 8.130 chiếc, tổng trọng tải 860 nghìn tấn (58%). Tàu lưới vây có 700 chiếc, tổng trọng tải 110 nghìn tấn. Số tàu có trọng tải từ 50-150 tấn/ chiếc chiếm gần một nửa, ngoài ra còn có rất nhiều tàu khổng lồ khác chuyên phục vụ cho việc đánh bắt khai thác các loại thuỷ sản như: tàu đánh bắt cá ngừ, cá tuyết và đặc biệt có những hạm tàu chuyên chế biến phi lê và surimi cá ngay trên tàu. Nhìn chung, hàm tàu cá của Mỹ phân bổ hợp lý ở cả 3 tuyến ven bờ, xa bờ và viễn dương, với trình độ công nghệ tối tân nhất, cùng đội ngũ những thợ thuyền và thuỷ thủ tay nghề cao hoạt động trên các hạm tàu[8]. Năm 1998 Mỹ khai thác 4,2 triệu tấn thuỷ sản trị giá khoảng3,1 tỷ USD, ngoài ra còn hơn 180.000 tấn được đánh bắt và cập các cảng nước ngoài, nâng tổng sản lượng khai thác thuỷ sản cảu Mỹ chiếm 6% tổng sản lượng thế giới, đứng thứ năm sau Trung Quốc, Pêru, Chilê và Nhật Bản[9]. 7
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Như trên đã nói, xu thế của ngành thuỷ sản Mỹ là càng về cuối những năm của thế kỷ 20, đầu những năm thiên niên kỷ mới thì sản lượng khai thác thuỷ sản càng có xu hướng giảm. Cụ thể, sản lượng khai thác thuỷ sản Mỹ đã giảm từ 5,5 triệu tấn năm 1990 xuống còn 4,8 triệu tấn năm 1999, chiếm 94% tổng sản lượng ngành thuỷ sản. Trong hải sản khai thác thì hải sản là 4,6 triệu tấn còn thuỷ sản nội địa là 0,2 triệu tấn (xem bảng trên). Đến năm 2002 sản lượng khai thác của thuỷ sản Mỹ chỉ còn 4,67 triệu tấn mức thấp nhất trong những năm vừa qua và xu hướng sắp tới sẽ còn tiếp tục giảm khi sản lượng nuôi trồng sẽ chiếm đa số trong cơ cấu của ngành thuỷ sản[10]. Bảng I. 2: Tình hình khai thác thuỷ sản Mỹ giai đoạn 1990-2002 Năm Sản lượng( Triệu tấn) Tốc độ tăng/ giảm(%) 1996 5 1997 4,98 - 0,4 1998 4,71 - 5,42 1999 4,8 1,91 2000 4,85 1,04 2001 4,7 - 3,093 2002 4,67 - 0,01 Nguồn: CFA (Catfish Farmers of Amerca) - Hiệp hội cá nheo Mỹ Trong sản lượng khai thác thuỷ sản của Mỹ thì cơ cấu sản lượng khai thác được phân định rõ ràng và khá đầy đủ cả về khối lượng và giá trị, vì khai thác thuỷ sản của Mỹ mang tính thương mại rất cao. Nhóm đối tượng khai thác chủ yếu cho giá trị cao nhất của nghề khai thác thuỷ sản của Mỹ được thể hiện như sau: Bảng I.3: Sản lượng và giá trị một số loại thuỷ sản ở Mỹ 1997 1998 1999 Loại hải sản Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị Sản lượng Giá trị (tr tấn) (tr USD) (tr tấn) (tr USD) (tr tấn) (tr USD) Tôm he 132 544 126 515 136 560 Cua biển 195 430 251 473 210 521 8
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Tôm hùm 41 301 39 278 42 352 Cá hồi 257 270 292 257 353 360 Cá ngừ 38 110 38,5 94 216 220 Cá trích 920 112 733 103 900 113 Cá tuyết 1.450 410 1.502 300 1.300 280 Nguồn: Báo cáo thị trường thuỷ sản Mỹ – Bộ Thuỷ Sản và tính toán của tác giả Có 5 loại hải sản chủ yếu có giá trị cao nhất của nghề khai thác hải sản của Mỹ được trình bày dưới đây. Đây cũng là 5 mặt hàng có nhu cầu cao nhất của Mỹ và cũng là 5 nhóm sản phẩm chủ yếu mà Mỹ phải nhập khẩu do cung luôn ít hơn cầu. - Tôm he: Mỹ là cường quốc khai thác tôm của Châu Mỹ và thế giới với hạm tàu khai thác hiện đại bậc nhất, tập trung chủ yếu ở các bang Đông – Nam nước Mỹ ven vùng vịnh Mêhicô. Đối tượng khai thác chủ yếu là tôm he nâu và tôm he bạc. Nhờ làm tốt công tác bảo vệ nguồn lợi và quản lý có hiệu quả nghề lưới kéo tôm mà nguồn lợi này được duy trì khá ổn định. Mặc dù, khai thác tôm chỉ đóng góp 1% cho sản lượng khai thác hải sản nhưng tôm lại chiếm tới 15% tổng giá trị. Điều này, chứng tỏ nghề khai thác tôm của Mỹ có vị trí đặc biệt[11]. - Cua biển: Nhờ nguồn lợi phong phú ở các biển phía Đông và phía Tây nên từ lâu nghề khai thác cua bằng lưới bẫy và lưới rê đã có vị trí quan trọng. Mỹ luôn là nước có sản lượng cua hàng đầu thế giới. Do giá cua trên thị trường Mỹ và thị trường Nhật tăng cao cho nên, mặc dù sản lượng có giảm (năm 1999 là 210 ngàn tấn, năm 1998 là 251 ngàn tấn) nhưng giá trị lại tăng lên (năm 1999 là 521 triệu USD, năm 1998 là 473 triệu USD), chiếm 14,4% tổng giá trị khai thác[12]. - Tôm hùm: Tôm hùm là nguồn lợi quý hiếm nhất của Mỹ và được bảo vệ đặc biệt. Mỹ là quốc gia khai thác tôm hùm lớn thứ nhì thế giới (sau Canada). Nghề khai thác chủ yếu ở vùng biển phía Đông thuộc Đại Tây Dương. Năm 1999, tôm hùm chỉ có sản lượng 42 nghìn tấn nhưng đã có giá trị tới 352 triệu USD, chiếm 7,6% tổng giá trị khai thác hải sản[13]. - Cá hồi: Cá hồi có giá trị cao nhất trong các loại cá biển khai thác của Mỹ gồm cá hồi Đại Tây Dương và cá hồi Thái Bình Dương. Sản lượng cá hồi tăng nhanh lên 350 ngàn tấn năm 1999, trị giá 360 triệu USD, cao nhất trong các loài cá biển. Sản lượng tập trung chủ yếu ở hai loài: Cá hồi bắc Thái Bình Dương (172 9
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ ngàn tấn) và cá hồi đỏ Thái Bình Dương (110 ngàn tấn), cá hồi đỏ rất quý được đánh giá tới 233 triệu USD. Mỹ là nước đứng thứ hai thế giới về khai thác cá hồi (sau Nhật Bản)[14]. - Cá ngừ: Sản lượng khai thác cá ngừ của Mỹ luôn biến động. Sau một thời gian dài suy giảm mạnh, năm 1999 nghề lưới vây cá ngừ của Mỹ được mùa lớn, sản lượng tăng mạnh lên tới 216 ngàn tấn gồm: 150 ngàn tấn cá ngừ sọc dưa, 40 ngàn tấn cá ngừ vây vàng, 15 ngàn tấn cá ngừ mắt to, tập trung chủ yếu ở biển phía tây thuộc Thái Bình Dương và hạm tàu cá ngừ chủ yếu khai thác ở biển Quốc tế (chiếm 80% sản lượng)[15]. 2.2. Nuôi trồng thuỷ sản Mỹ là một trong 10 nước có sản lượng nuôi trồng thuỷ sản hàng đầu thế giới. Thuy nhiên, trong khi nhiều nước chú trọng phát triển số lượng thì Mỹ đặc biệt coi trọng vấn đề chất lượng và môi trường sinh thái. Chính vì vậy, trong vòng gần 10 năm qua, sản lượng thuỷ sản nuôi của Mỹ tăng không tới 1,5 lần, từ 350.000 tấn 1990 đến 445000 tấn 1998. Hơn nữa, Mỹ chỉ tập trung nuôi một số loài có nhu cầu cao trên thị trường như cá nheo(trên 60% sản lượng), cá hồi(12%), tôm nước ngọt(7%), nhuyễn thể hai mảnh vỏ nuôi (có ngao), vẹm và hàu chiếm khoảng 5 %(trong đó hàu chiếm 85% sản lượng nuôi nhuyễn thể 2 mảnh vỏ), các loại thuỷ sản nuôi khác chỉ chiếm khoảng 15%. Trong thời gian tới, Mỹ vẫn có xu hướng phát triển nuôi thuỷ sản theo hướng bền vững và không đẩy nhanh việc tăng sản lượng[16]. Bảng I. 4: Sản lượng thuỷ sản nuôi của ngành thuỷ sản Mỹ, 1990-1999 Năm 1990 1995 1996 1997 1998 1999 Sản lượng (1000 tấn) 315 413 393 438 445 460 Giá trị (triệu USD) 535 729 736 771 771 798 Nguồn: CFA (Catfsih Farmers of America) - Hiệp hội cá nheo Mỹ Một điều đáng chú ý là nghề nuôi tôm càng nước ngọt của Mỹ hiện đang dẫn đầu thế giới với sản lượng 32 nghìn tấn năm 1990, nay chỉ còn 18 nghìn tấn. Nghề này chỉ tập trung ở Bang Hawai và chỉ nuôi một loại là Procambarus clarkii. 10
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Ở giai đoạn hiện nay, có thể nói nuôi trồng thủy sản ở Mỹ chủ yếu là nuôi cá nheo (Ictalurus punctatus). Đây là "đặc thuỷ sản của Mỹ" được người tiêu dùng rất ưa chuộng, và ở nhiều Bang cá nheo còn là món ăn truyền thống. Bảng I.5: Sản lượng và giá trị thuỷ sản cá nheo nuôi của Mỹ, 90 - 99 Năm Khối lượng, 1000T Giá trị, triệu USD 1990 163 273 1995 203 330 1996 214 365 1997 238 371 1998 256 420 1999 270 443 Nguồn: CFA (Catfish Farmers of America) - Hiệp hội cá nheo Mỹ Trong những năm trở lại đây người tiêu dùng Mỹ đặc biệt quan tâm đến sản phẩm thuỷ sản sinh học, vì vậy nuôi trồng thuỷ sản sinh học cũng đang từng bước phát triển và nhận được nhiều sự quan tâm thích đáng. Với cùng một loại sản phẩm có chất lượng như nhau, sản phẩm nào dán mác sinh học sẽ dễ dàng được chấp nhận với một mức giá cao hơn. Sản phẩm thuỷ sản sinh học là các loại thực phẩm được nuôi trồng trong môi trường tự nhiên có thể kiểm soát được và không bị nhiễm các loại hoá chất độc hại. Thuỷ sản sinh học có giá trị rất cao vì thường được bán với giá rất cao, ít nhất là cao hơn 20%, có khi gấp 2 hoặc 3 lần loại thuỷ sản thông thường. 2.3. Chế biến thuỷ sản Chế biến thuỷ sản là ngành mang tính xương sống của cả hệ thống ngành thuỷ sản Mỹ. Mỹ hiện có khoảng 1300 cơ sở chế biến được trang bị máy móc thiết bị hiện đại. Năm 1998 các cơ sở này xuất khẩu được 740 ngàn tấn thuỷ sản trị giá 2,2 tỷ USD.[17] Điều đó cũng cho thấy công nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ phát triển ở mức độ và quy mô lớn như thế nào. Bảng I.6: Giá trị các sản phẩm thuỷ sản chế biến Mỹ 1998 1999 TÊN SẢN PHẨM Triệu Triệu % % USD USD Sản phẩm thực phẩm - Tươi sống và đông lạnh 5.224 71 5.051 71 11
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ - Hộp thủy sản 1.425 19 1.527 19 - Sản phẩm chín 132 2 152 2 Tổng cộng 6.782 92 6.730 92 Sản phẩm kỹ thuật - Hộp cho chăn nuôi 350 5 339 5 - Dầu cá, bột cá 172 2 189 3 - Loại khác 61 1 79 1 Tổng cộng 583 8 607 8 Toàn bộ 7.365 100 7.338 100 Nguồn: Báo cáo thị trường thuỷ sản Mỹ 2002- Bộ Thuỷ Sản Công nghiệp chế biến thủy sản của Mỹ phục vụ cả thị trường nội địa và thị trường nước ngoài. Do người tiêu dùng Mỹ chỉ ưa chuộng các sản phẩm tinh chế và sản phẩm giá trị gia tăng, đã góp phần thúc đẩy công nghiệp chế biến phát triển mạnh và luôn ở trình độ cao. Công nghiệp chế biến thuỷ sản Mỹ tập trung vào sản xuất ba khối sản phẩm chính: - Các sản phẩm tươi và đông lạnh. - Hộp thuỷ sản. - Các sản phẩm phi thực phẩm (sản phẩm kỹ thuật). 2.4. Năng lực xuất, nhập khẩu thuỷ sản Mỹ Không chỉ có một ngành công nghiệp khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản hàng đầu thế giới Mỹ, cùng với Nhật Bản Mỹ đang là thị trường có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Trong khi các nước khác kim ngạch xuất nhập khẩu thuỷ sản chỉ dừng lại ở con số 2-5 tỷ USD hàng năm, thì cách đây 5 năm ngoại thương thuỷ sản của Mỹ đã vượt con số 10 tỷ USD. Năm 2000 thuỷ sản Mỹ đạt kim ngạch trên 13 tỷ USD và con số này không ngừng tăng lên mạnh mẽ và ổn định: năm 2001 là 14 tỷ USD, 2002 là 14,5 tỷ USD[18]. Tuy nhiên ngoại thương thuỷ sản của Mỹ có một đặc trưng đó là, tuy cả xuất khẩu và nhập khẩu đạt tổng kim ngạch rất lớn nhưng nhập khẩu thuỷ sản chiếm tỷ trọng vượt trội, ngày càng có xu hướng làm cho cán cân xuất nhập khẩu thuỷ sản thâm hụt cao. Bảng 8 và Bảng 9 sau đây sẽ minh chứng cho điều này. Bảng I.7: Tổng giá trị kim ngạch ngoại thương và mức thâm hụt 12
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ (Đơn vị: triệu USD) Năm 1991 1994 1997 1998 1999 2000 Giá trị kim 9.281 9.771 10.988 10.978 11.876 13.086 ngạch Thâm hụt 2.791 3.520 5.288 6.178 6.171 7.086 Nguồn: Báo cáo Thị trường Mỹ 2002, Bộ Thuỷ Sản 13
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Bảng I.8: Xuất nhập khẩu thuỷ sản Mỹ, 1984 - 2002 US Seafood Exports and Imports, 1984 - 2002 $ Billion 12 10 8 6 4 2 0 1984 86 88 90 92 94 96 98 2000 2002 Exports Imports 14
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Nguồn: Vụ Điều tra – Thống kê, Bộ Thương Mại Mỹ (DOC, U.S Bureau of the Census) 15
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ 2.4.1 Xuất khẩu thuỷ sản Mỹ là một nước xuất khẩu mạnh hàng đầu thế giới. Cho dù mức thâm hụt cán cân ngoại thương thuỷ sản luôn trong tình trạng thâm hụt nặng nề, nhưng điều đó chỉ cho thấy sự vượt trội của nhập khẩu thuỷ sản. Hay đơn giản hơn, nhu cầu nội địa của thuỷ sản quá lớn. Có thể nhìn nhận rằng những thành tựu của xuất khẩu thủy sản Mỹ trong suốt một thập kỷ qua là rất ấn tượng và đáng mơ ước cho bất kỳ một quốc gia nào. Hiện tại Mỹ là một trong 5 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới sau Na Uy, Nga, Trung Quốc và Thái Lan. Bảng I.9: Giá trị xuất khẩu thuỷ sản Mỹ giai đoạn 1992-2002 Giá trị xuất khẩu Giá trị xuất khẩu Năm Năm (triệu USD) (triệu USD) 1991 3.300 1997 2850 1992 3.582 1998 2400 1993 3.086 1999 2.848 1994 3.100 2000 3.004 1995 3.383 2001 3.200 1996 3.147 2002 3.196 Nguồn: Các thị trường nhập khẩu thuỷ sản chính năm 2002, Bộ Thuỷ sản Trong khi Mỹ không còn giữ được mức tăng trưởng cao như những năm cuối thập niên 90 thì thuỷ sản các nước trên thế giới đã cho thấy những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực đẩy mạnh khai thác thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ hải sản. Xuất khẩu của những nước này liên tục tăng mạnh và bền vững đe doạ sẽ đẩy Mỹ xuống vị trí thấp hơn trong danh sách những nước xuất khẩu thuỷ sản hàng đầu thế giới. Có thể kể ra đây các đối thủ tiềm năng là Việt Nam, Canađa, Ecuador, Phillipines... Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng của thị trường Mỹ đều là các mặt hàng chính ngành công nghiệp thuỷ sản Mỹ sản xuất ra rất nhiều, nhưng người Mỹ khó tính lại không ưa chuộng. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là cá, chiếm 56% khối lượng và 60% giá trị. Trong đó mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhât là cá hồi (đông lạnh và đóng hộp) với giá trị gần 200 triệu USD(năm 2000). Thị trường chủ yếu của mặt hàng này là Nhật, Canada, Anh và Australia. Tiếp đến là cá dẹt, cá thu, cá trích, cá tuyết và cá tuyết Pollack Alaska; cua cũng là một trong những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu quan trọng của Mỹ, với kim ngạch hàng năm đạt trên 120 triệu USD. Thị trường chính của mặt 16
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ hàng này là Nhật Bản (80%) và Canada. Trong các năm 1994,1995 xuất khẩu tôm của Mỹ đạt trên 160 triệu USD/ năm, nhưng những năm gần đây chỉ đạt trên 100 triệu USD/năm. Thị trường nhập khẩu chính của tôm Mỹ là Canada, Mexico và Nhật Bản. Các mặt hàng khác có đóng góp đáng kể trong xuất khẩu thủy sản Mỹ là tôm hùm (120 triệu USD/năm), mực ống (gần 90 triệu USD/năm), nhuyễn thể 2 mảnh vỏ, cá bơn lưỡi ngựa[19]… Bảng I.10: Cơ cấu các mặt hàng thủy sản xuất khẩu chủ yếu của Mỹ 2002 Mùc èng 2% Kh¸c Groundfish 29% 38% Cua 3% T«m C¸ x¸m 5% C¸ trÝch 2% C¸ håi T«m hïm 1% 10% 10% Nguồn: Vụ Thống kê- Điều tra, BTM Mỹ (DOC, US Bureau of the Census Những bạn hàng chính của Mỹ là Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, Châu Âu, Trung Quốc & Hồng Kông..Trong đó Nhật là bạn hàng truyền thống và lớn nhất của xuất khẩu thuỷ sản Mỹ. Bảng I.11: Các bạn hàng lớn nhất của thuỷ sản Mỹ năm 2002 Hàn Quốc 10% Khác 6% Thái Lan 1% Mêhicô 3% TQ&HK 7% Nhật 34% Canađa 21% EU 18% 17
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ Nguồn: Vụ Điều tra – Thống kê, BTM Mỹ (DOC US. Bureau of the Census) Trong khối EU Mỹ có 4 bạn hàng rất quan trọng đó là: Đức, Hà Lan, Anh và Pháp. Trước đây Anh và Pháp là 2 bạn hàng tiêu thụ thủy sản xuất khẩu thuỷ sản Mỹ lớn nhất, nhưng năm 2002 Đức đã nổi lên thành nhà nhập khẩu thuỷ sản lớn nhất khối EU từ Mỹ. Cũng theo Vụ thống kê và Điều tra của Bộ Thương Mại Mỹ, kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của Đức từ thị trường Mỹ năm 2002 đạt 127 triệu USD, theo sau là Pháp 98 triệu USD, Anh 87 triệu USD, Hà Lan 75 triệu USD.... 2.4.2 Nhập khẩu thuỷ sản Người Mỹ hàng năm chi khoảng 50 tỷ USD cho các loại thuỷ sản và tính đến nay người Mỹ tiêu dùng sấp xỉ 8% tổng sản lượng thủy sản thế giới từ các nguồn đánh bắt, nuôi trồng trong nước và nhập khẩu. Hơn một nửa lượng thuỷ sản tiêu dùng ở Mỹ có nguồn gốc từ nhập khẩu. Khoảng trên 1300 cơ sở chế biến trên toàn lãnh thổ Mỹ phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu. Năm 1998 các cơ sở này đã nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn thuỷ sản trị giá trên 8,2 tỷ USD khiến cho Mỹ trở thành nước nhập khẩu thuỷ sản lớn thứ hai thế giới, sau Nhật Bản. Thị trường thuỷ sản Mỹ là một thị trường rộng lớn với sự tham gia của các loại thuỷ sản từ cao cấp đến thấp cấp của hơn 130 quốc gia, trong đó nổi bật nhất là Canada, Thái Lan, Trung Quốc, Mêhicô, Êcuađo, Việt Nam... Khối lượng hàng năm của thuỷ sản nhập khẩu vào thị trường Mỹ lên đến khoảng 1,6 triệu tấn, có giá trị khoảng 10 tỷ USD cho hơn 120 chủng loại sản phẩm thuỷ sản khác nhau[20]. Nhập khẩu thuỷ sản Mỹ đặc biệt là các nhập khẩu các sản phẩm nuôi đang có xu hướng ngày càng tăng ổn định và các nước đang phát triển ngày càng có tiếng nói quan trọng trong việc cung cấp thuỷ sản nhập khẩu cho thị trường Mỹ. Bảng I.12: Tình hình nhập khẩu thuỷ sản Mỹ giai đoạn 1991-2002 Khối Khối Giá trị Giá trị Năm lượng 1000 Năm lượng 1000 triệu USD triệu USD tấn tấn 1991 1.400 6.000 1998 1.730 8.578 1994 - 7000 1999 1.830 9.073 1995 1.488 7.043 2000 1.866 10.086 18
- Trần Anh Tú - A9/K38C Xuất khẩu Thuỷ sản sang thị trường Mỹ 1996 1.517 7.080 2001 - 10.370 1997 1.629 8.138 2002 - 10.400 Nguồn: Báo cáo thị trường Mỹ, Bộ Thuỷ Sản và tính toán tổng hợp của tác giả Có rất nhiều nước xuất khẩu thủy sản vào Mỹ, nhưng chỉ có khoảng 20% có giá trị từ 100 triệu USD/ năm trở lên. Trong số các quốc gia này thì chỉ có Canađa và Thái Lan chiếm tỷ trọng lớn nhất. Trong những năm gần đây Việt Nam và Trung Quốc nổi lên như những nhà xuất khẩu thuỷ sản tiềm năng ngày càng thâm nhập sâu hơn vào thị trường thuỷ sản Mỹ. Thị trường nhập khẩu Mỹ mở ra cho hầu hết các khu vực trên thế giới, và có phần nghiêng về các nước Đông Nam Á và châu Á. Trong 4 nước xuất khẩu thuỷ sản nhiều nhất vào thị trường Mỹ năm 2002 thì có tới 3 nước đến từ châu Á (Thái Lan xếp vị trí thứ 2, Trung Quốc thứ 3 và Việt Nam ở vị trí thứ 4). Năm 2002 tổng kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Mỹ đạt 10.4 tỷ USD, tăng chút đỉnh so với kim ngạch năm 2001 (10,37 tỷ USD)[21]. Mỹ nhập hơn 100 mặt hàng thuỷ sản các loại từ cao cấp nhất đến thấp nhất, với đủ mọi loại giá cả khác nhau. Bảng I.13 : Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Mỹ năm 2002 Mực ống Tôm hùm Khác 1.0% 8.2% Groundfish 22.6% 8.7% Cá ngừ 6.8% Cá Ch 1.0% Điệp 1.3% Tôm Cua 31.0% Cá hồi 8.6% Tilapia 9.1% 1.7% Nguồn: Vụ Điều tra & Thống kê, BTM Mỹ 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận văn tốt nghiệp: Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Nguyễn Thị Bích Hợi
114 p | 709 | 171
-
Luận văn tốt nghiệp: Phát triển hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn - Chi nhánh Nam Hà Nội
99 p | 264 | 66
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bản Việt chi nhánh Cần Thơ
92 p | 40 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh huyện An Biên tỉnh Kiên Giang
79 p | 33 | 24
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Doanh nghiệp tư nhân Thu Trang
87 p | 34 | 21
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng PVcomBank chi nhánh An Giang giai đoạn 2016-2018
80 p | 56 | 18
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long chi nhánh Kiên Giang - Phòng giao dịch An Minh giai đoạn 2018-2020
77 p | 29 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Dịch vụ và Đầu tư Đất Xanh Miền Tây
94 p | 38 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Chợ Mới, tỉnh An Giang
82 p | 29 | 17
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn May xuất khẩu Thành An chi nhánh Long Xuyên giai đoạn 2018-2020
79 p | 27 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng cho vay ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam, Chi nhánh Kiên Giang – Phòng giao dịch An Biên giai đoạn 2018-2020
88 p | 18 | 15
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thương mại nội thất Khôi Vũ
98 p | 26 | 14
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Vĩnh Long
71 p | 31 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Chi nhánh Kiên Giang giai đoạn 2018-2020
83 p | 42 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Đông OCB - chi nhánh Cà Mau
74 p | 23 | 13
-
Luận văn tốt nghiệp Kế toán: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp tư nhân Thảo Lâm
76 p | 19 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Tài chính - Ngân hàng: Phân tích hoạt động tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - chi nhánh Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau
90 p | 15 | 12
-
Luận văn tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trách nhiệm hữu hạn Xây dựng và Trang trí Nội thất Thành Công
72 p | 19 | 10
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn