intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

513
lượt xem
68
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bên cạnh việc cung cấp những con người có tay nghề cao sau khi ra trường, thì việc đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho họ cũng hết sức quan trọng, bởi sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và thực hiện được mục tiêu của trường đề ra. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “ Nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Đơn vị THPT chuyên Lương Thế Vinh Mã số: ................................ (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU VÀ LỰA CHỌN MỘT SỐ TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG NHẰM PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG THẾ VINH Người thực hiện: Trần Vũ Phong. Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: thể dục- giáo dục quốc phòng.an ninh  (Ghi rõ tên bộ môn) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Lĩnh vực khác: .......................................................  - ĐỒNG NAI Đơn vị…………............................................………. (Ghi rõ tên lĩnh vực) Có đính kèm: Các sản phẩm không thề hiện trong bản in................................ Mã số: SKKN  Mô hình  Phần mềm  Phim ảnh  Hiện vật khác Sở GD&ĐT gh (Do HĐKH Năm học: 2011-2012
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Trần Vũ Phong. 2. Ngày tháng năm sinh: 11/06/1985 3. Nam, nữ: Nam 4. Địa chỉ: Kí túc xá THPT chuyên Lương Thế Vinh. 5. Điện thoại: (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 0908796270. 6. Fax: E-mail: Phongtran_611@yahoo.com 7. Chức vụ: giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân GDTC - Năm nhận bằng: 2007 - Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục thể chất. III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Bóng chuyền Số năm có kinh nghiệm: 5 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
  3. I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi cá nhân, xã hội, vì đó chính là hành trang để đi vào cuộc sống. Chăm sóc và nâng cao sức khỏe là trách nhiệm là nghĩa vụ của mỗi công dân và toàn xã hội và là vấn đề quan trọng trong chiến lược xây dựng và phát huy nhân tố con người ở nước ta. Sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Nhân loại đã bước vào thế kỷ XXI, một thiên niên kỷ mới, trong đó nền kinh tế tri thức là chủ đạo, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang được ứng dụng một cách triệt để vào tất cả các lĩnh vực của đời sống. Vì vậy vai trò sức khỏe của con người lại càng quan trọng. Hòa cùng xu thế chung của thời đại, Việt Nam đã và đang bước vào thời kỳ mới, sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước đặt ra những yêu cầu gay gắt về phát triển nguồn nhân lực. Toàn Đảng, toàn dân ta đang ra sức bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để nhanh chóng hòa nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Muốn làm được điều đó hơn bao giờ hết cần phải có những con người khỏe mạnh, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần. Để góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo một lớp người tri thức mới có năng lực, có phẩm chất chính trị, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu chuyên môn nghề nghiệp và có khả năng tiếp cận với thực tiễn sản xuất của nền kinh tế thị trường, nhằm đáp ứng phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và bảo vệ tổ quốc, giáo dục thể chất (GDTC) ngày càng có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và hoàn thiện con người, xây dựng thế hệ có thể chất cường tráng, duy trì và củng cố sức khỏe, tăng cường hiệu quả học tập và lao động, góp phần xây dựng cuộc sống văn hóa, tinh thần lành mạnh. Mục tiêu của GDTC trong nhà trường gắn liền với mục tiêu đào tạo nhân lực, nâng cao trí tuệ, bồi dưỡng nhân tài, GDTC giữ vị trí quan trọng then chốt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và Thể dục Thể thao (TDTT) nói riêng. Vì vậy, ngày 24/03/1994, chỉ thị 36 Bí thư TW Đảng có viết: “Sự phát triển TDTT và rèn luyện thể chất trong các trường Đại học – Cao Đẳng – Trung học là một bộ phận trong chính sách kinh tế – xã hội của Đảng nhằm bồi dưỡng nhân tố con người” và thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ thị số 12/2005/TC-BGD&ĐT về việc tăng cường công tác GDTC và hoạt động thể thao, việc nâng cao hiệu quả công tác GDTC bằng các hoạt động thể thao ngoại khóa và nâng cao chất lượng công tác giảng dạy chính khóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GDTC để phát triển các tố chất thể lực và năng lực vận động của học sinh, sinh viên.[12] Để giáo dục con người toàn diện, mỗi học sinh, sinh viên trước hết phải có sức khỏe, có cơ sở để tiếp thu khoa học kỹ thuật, sau khi ra trường góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhiệm vụ của GDTC trong nhà trường, một mặt trang bị cho học sinh, sinh viên những kỹ năng, kỹ xảo vận động. Song, mặt khác quan trọng hơn là phát triển ở họ những tố chất thể lực cần thiết. Vì vậy, một vấn đề đặt ra là muốn công tác GDTC có hiệu quả hơn, phải thông qua tìm kiếm những biện pháp khác nhau phù hợp để nâng cao chất lượng GDTC, trước hết là nâng cao khối lượng vận động. Một trong những biện pháp đó là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, làm cho các buổi học GDTC phải sinh động, phong phú có sức lôi cuốn học sinh, sinh viên, nâng cao tính
  4. tích cực tập luyện. Trong đó, việc ứng dụng đưa thường xuyên nội dung trò chơi vận động (TCVĐ) vào các buổi học, có ý nghĩa hết sức quan trọng và cần thiết, bên cạnh các nội dung môn học Điền kinh và Thể dục. Cho đến nay, mặc dù trong chương trình giảng dạy GDTC đã có một số TCVĐ, song số lượng các trò chơi này còn quá ít, lặp lại nhiều lần nên chưa gây hứng thú cho học sinh, sinh viên, hiệu quả giáo dục bị hạn chế. Vì vậy bổ sung và ứng dụng thêm nhiều TCVĐ trong các buổi học cho học sinh, sinh viên Nhà trường là hết sức quan trọng và cần thiết. Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh là một trường lớn toạ lạc ở Thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. Trường được xây vào năm 1994, với tổng diện tích khoảng 2,7ha. Hiện tại trường có 40 phòng học, các phòng thí nghiệm, hội trường, thư viện đạt chuẩn, các phòng hành chính làm việc, 01 sân bóng đá, 01 sân tennis, 01 sân bóng chuyền, 01 sân bóng rổ. Trường là nơi đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho tương lai của tỉnh nhà.Vì thế, công tác tuyển sinh đầu vào của trường được đặc biệt chú trọng. Các em được vào học tai trường là sự chọn lọc được những em ưu tú, xuất sắc nhất trong tỉnh. Hầu hết các em đã có nền tảng kiến thức chuyên môn vững vàng, có ý thức học tập rất cao, có sự nhạy bén trong khi học và tiếp thu bài do giáo viên truyền thụ. Mặt khác, Lương Thế Vinh là trường Chuyên nên nhà trường và đa phần các em học sinh gần như chỉ quan tâm đến chất lượng kiến thức văn hóa chính vì thế áp lực đối với các em học sinh là rất lớn, chưa thật sự quan tâm đúng mức đến môn Thể dục Muốn nâng cao chất lượng GDTC tại trường đòi hỏi phải có một đề tài nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm làm cơ sở cho việc cải tiến nội dung và phương pháp giảng dạy cụ thể cho từng đối tượng khác nhau, đặc biệt là đối với trường chuyên Qua thực trạng tỉ lệ học sinh yếu về thể lực, chưa đạt được tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, chưa hiểu được tầm quan trọng của môn Thể dục, ý thức rèn luyện thân thể, chưa đam mê…. để khắc phục và nâng cao thể chất cho học sinh cũng như những băn khoăn lớn của các giáo viên giảng dạy môn thể dục của trường. Mặt khác, là giáo viên giảng dạy môn Thể dục của trường nên biết được áp lực học văn hoá và học chuyên của các em là rất lớn, lịch học rất dày đặc nhưng trong một số môn học không chuyên, trong đó có môn Thể dục tôi phải truyền thụ nội dung kiến thức thế nào để các em không phải tăng thêm áp lực học nhiều nữa nhưng vẫn bảo đảm kiến thức chuyên môn. Bên cạnh việc cung cấp những con người có tay nghề cao sau khi ra trường, thì việc đảm bảo đầy đủ sức khỏe cho họ cũng hết sức quan trọng, bởi sức khỏe là tiền đề để con người phát triển trí tuệ, tiếp thu kiến thức, kỹ năng kỹ xảo vận động trong cuộc sống. Vì vậy, để góp phần nâng cao hiệu quả giảng dạy và thực hiện được mục tiêu của trường đề ra. Với ý nghĩa, tầm quan trọng và hiện trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Nghiên cứu và lựa chọn một số trò chơi vận động nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh” II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận
  5. 1.1. Vai trò của GDTC trong trường học hiện nay: GDTC là một trong mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước ta, và nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”. GDTC cũng như các loại hình giáo dục khác, là quá trình sư phạm với đầy đủ đặc điểm của nó, có vai trò chủ đạo của nhà sư phạm, tổ chức hoạt động của nhà sư phạm phù hợp với học sinh với nguyên tắc sư phạm. GDTC chia thành hai mặt tương đối độc lập: dạy học động tác (giáo dưỡng thể chất) và giáo dục tố chất thể lực. Trong hệ thống giáo dục nội dung đặc trưng của GDTC được gắn liền với giáo dục, trí dục, đức dục, mỹ dục và giáo dục lao động. GDTC là một lĩnh vực thể dục thể thao (TDTT) xã hội với nhiệm vụ là: “Phát triển toàn diện các tố chất thể lực, và trên cơ sở đó phát triển các năng lực thể chất, bảo đảm hoàn thiện thể hình, củng cố sức khoẻ, hình thành theo hệ thống và tiến hành hoàn thiện đến mức cần thiết các kỹ năng và kỹ xảo quan trọng cho cuộc sống”. Đồng thời chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp nhằm giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đó là: “Trang bị kiến thức, kỹ năng và rèn luyện thể lực cho học sinh, sinh viên”. 1.2. Trò chơi vận động – một phương tiện, phương pháp GDTC: Trò chơi là một trong những loại bài tập thể lực xuất hiện sớm nhất. Các trò chơi phản ánh đời sống thực tiễn, là sự mô phỏng, cách điệu hóa các hoạt động của con người trong đời sống hằng ngày. Mặt khác, các trò chơi có tính độc lập tương đối với các nhu cầu có tính thực tiễn đơn thuần của cuộc sống. Động lực trực tiếp trong quá trình tham gia là nội dung, ý nghĩa của nó: sự đọ sức, tranh tài, sự thỏa mãn ước vọng chiến thắng và niềm vui trong giao tiếp và đua tranh với những tình huống luôn thay đổi. Phần lớn các trò chơi bao gồm các hành vi vận động như: chạy, nhảy, leo, trèo, mang các vật nặng, nắm, vượt vật cản, tự vệ… được gọi chung là trò chơi vận động. Trong lịch sử loài người, có một thời kỳ dài con người phải sống bằng săn bắt và hái lượm. Để tồn tại và phát triển, con người còn phải chiến đấu chống lại sự tấn công của muông thú và đấu tranh với các hiện tượng tự nhiên như: bão tố, lũ lụt, nóng, rét, bệnh tật… Trong cuộc sống lao động và đấu tranh để sinh tồn ấy, có những lúc gay go, gian khổ, đôi khi rất khốc liệt mà con người phải trả giá bằng cả sinh mạng mình. Nhưng, cũng chính trong cuộc sống đó, xã hội loài người đã tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Ngay từ những ngày sơ khai đó, có những lúc sau một ngày lao động vất vả, đôi khi khó khăn và nguy hiểm, con người đã có những thành công nhất định: hái lượm được nhiều rau quả, săn bắt được nhiều muông thú. Người ta tụ tập lại với nhau để bày tỏ sự vui mừng của mình. Trong những cuộc vui như vậy, những người lập nên chiến công thường kể lại, đôi khi diễn lại những thao tác quyết định để lập nên những chiến công đó. Mọi người lắng nghe và vui mừng đôi khi bắt chước lại thao tác có tính quyết định như: ném đá, phóng lao, đuổi bắt, nhờ đó bắt hoặc giết được con mồi. Cứ như vậy, sự bắt chước biến thành trò chơi, đôi khi được tổ chức bên lửa trại. Đó chính là sự ra đời của trò
  6. chơi một cách sơ khai, đơn giản nhất, đặc biệt là những trò chơi bắt chước lao động. Lúc đầu các trò chơi mang tính chân thực và đơn điệu, nhưng rồi trong quá trình vui chơi, những người tham gia có sự sáng tạo, thêm hoặc bớt đi một chút, nhất là khi tư duy ngôn ngữ, khả năng trừu tượng phát triển đến mức nhất định, thì những thao tác trong trò chơi dần dần được hình tượng hóa mang tính chất tượng trưng. Cũng nhờ khả năng tư duy, ngôn ngữ phát triển mà con người bắt đầu biết tích lũy những kinh nghiệm trong cuộc sống. Nhờ vậy, người ta dần dần nhận thấy được tầm quan trọng của sự chuẩn bị trước về các công cụ lao động, sức khỏe và sự tập luyện những thao tác cơ bản, để nhờ đó mà hiệu quả lao động đạt được cao hơn. Lúc đầu, sự chuẩn bị các thao tác đó mang tính chất tự nhiên dưới hình thức vui chơi, giải trí. Sau đó, người ta dùng để dạy cho con cháu, dạy cho lớp trẻ để chuẩn bị cho họ tiếp bước cha anh, tham gia tích cực, có hiệu quả vào cuộc sống lao động, đấu tranh cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Như vậy, sau khi ra đời, trò chơi đã mang ý nghĩa giáo dục rất cao và có một vai trò rất quan trọng trong đời sống xã hội loài người. Khi xã hội phát triển ở mức cao hơn, những trường học được hình thành và mở rộng thành trung tâm thu hút mầm non của xã hội. Ở đó, người ta sử dụng nhiều nội dung, phương pháp để giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ trong đó có trò chơi. Ngày nay, với xu hướng phát triển mạnh của các phương tiện lao động, học tập, trò chơi ngày càng trở thành một trong những nội dung, phương tiện, phương pháp giáo dục rèn luyện thế hệ trẻ nhanh nhất, có hiệu quả nhất. 1.3. Nguồn gốc và bản chất xã hội của trò chơi: Trò chơi vận động là một trong những hoạt động của con người nó nảy sinh từ lao động sản xuất. Nói cách khác: những hoạt động tự nhiên, xã hội của con người là nguồn gốc phát sinh ra trò chơi. Ngay từ thời nguyên thuỷ con người không những biết tạo ra công cụ lao động để cải tạo tự nhiên, sản xuất ra thức ăn và các vật liệu như: quần áo mặc và đồ tiêu dùng v.v… Trong quá trình lao động ấy đã nảy sinh ra ngôn ngữ , nhu cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí …. và các bài tập thể chất. Con người nguyên thuỷ đã sử dụng trò chơi để truyền thụ kinh nghiệm cuộc sống cho các thế hệ nối tiếp bằng cách bắt chước các động tác lao động, trò chơi được ra đời từ đó và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Các trò chơi sơ khai của con người mang nhiều dấu ấn của lao động sản xuất và con người sáng tạo, trừu tượng hoá. Trò chơi phản ánh các mặt hoạt động của con người như văn hoá, giáo dục, quân sự… Qua từng thời kỳ lịch sử- xã hội loài người, khi phương thức và lực lượng sản xuất phát triển thì nội dung, cấu trúc của trò chơi cũng thay đổi theo để đảm bảo sự hoà nhập, yêu cầu ngày càng cao của xã hội loài người. Từ đó trò chơi được phát triển rất đa dạng và ngày càng phong phú, tác dụng của nó đối với đời sống xã hội cũng được con người chú ý nhiều hơn. Một số trò chơi dần dần mang tính văn hoá và tính dân tộc, tính giai cấp, thể hiện bản chất, truyền thống của dân tộc và tính chất xã hội nhất định. Chẳng hạn: Giai cấp tư sản có những quan điểm xem trò chơi là một hình
  7. thức hoạt động nhằm thoả mãn bản năng tự nhiên của con người như mọi sinh vật. Đây là quan điểm sai lầm, bởi vì họ đã không thấy được bản chất, giá trị tinh thần, thể chất của các hoạt động trò chơi. Đặc biệt là tính chất văn hoá, giáo dục, nhân văn của trò chơi. Trò chơi luôn luôn mang tính chất hiện thực của xã hội loài người. Ở mức độ nhất định, trò chơi phản ánh sự phát triển của các phương thức sản xuất và các sinh hoạt văn hoá, giáo dục của xã hội đương thời. Dưới chế độ xã hội phong kiến, một số trò chơi như“Khênh kiệu”, “Chơi ô ăn quan”… nhằm đề cao và củng cố quyền hành của giai cấp thống trị. Trong thời kỳ kháng chiến, trẻ em thường chơi tập trận giả, trò chơi “Bắn máy bay”, “Bắt giặc lái nhảy dù”… Những trò chơi này đã thể hiện được một số mặt của cuộc sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta trong từng thời kỳ. Mỗi thời kỳ phát triển lịch sử của đất nước, trò chơi có những thay đổi nhất định để phù hợp với yêu cầu giáo dục của xã hội. Ngày nay trò chơi được phân loại và sử dụng trong giáo dục, văn hoá, nghệ thuật, rèn luyện nâng cao sức khoẻ cho con người và các TCVĐ được những người làm công tác GDTC hết sức quan tâm. TCVĐ là một trong những phương tiện GDTC mà trong hoạt động của nó có tính quy tắc và diễn ra trong một giới hạn không gian, thời gian được xác lập. 1.4. Một số đặc điểm của trò chơi: - Hầu hết những trò chơi vận động được sử dụng trong GDTC đã mang sẵn tính mục đích một cách rõ ràng. - Tổ chức hoạt động trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những quy ước nhất định để đạt mục đích nào đó, trong điều kiện và tình huống luôn thay đổi hoặc thay đổi đột ngột. - Để đạt mục đích (giành chiến thắng) thì có nhiều cách thức (phương pháp) khác nhau. - Trò chơi mang tính tư tưởng rất cao. Trong quá trình chơi học sinh tiếp xúc với nhau, cá nhân phải hoàn thành nhiệm vụ của mình trước tập thể ở mức độ cao, tập thể có trách nhiệm động viên, giúp đỡ cá nhân hoàn thành nhiệm vụ của mình, vì vậy tình bạn, lòng nhân ái, tinh thần tập thể v.v… được hình thành. Cũng trong quá trình chơi, đã xây dựng cho học sinh tác phong khẩn trương, nhanh nhẹn, tính kỷ luật, sự sáng tạo để hoàn thành nhiệm vụ với chất lượng cao v.v…góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học sinh. - Hoạt động trò chơi có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ. Hoạt động vui chơi hơi là một yêu cầu mang tính sinh học. Có thể nói, vui chơi cần thiết và quan trong như ăn, ngủ, học tập trong đời sống thường ngày của các em. Chính vì vậy, dù được hướng dẫn hay không, các em vẫn tìm mọi cách và tranh thủ mọi thời gian và điều kiện để chơi. Khi được chơi, các em đã tham gia hết sức tích cực và chủ động. - Trò chơi vận động mang đặc tính thi đua rất cao: Trong quá trình tham gia vào trò chơi, các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng, như niềm vui khi thắng lợi và buồn khi thất bại, vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân thấy có lỗi khi không làm tốt phần việc của mình v.v… Vì tập thể mà các em phải khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho đội trong đó có bản thân mình. Mỗi trò chơi
  8. thường có những qui tắc, luật lệ nhất định, nhưng cách thức dể đạt được đích lại rất đa dạng, trong khi đó bản thân trò chơi lại mang tính thi đua và sự tự giác rất cao. Vì vậy, khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng sức lực, sự tập trung chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình. - Khả năng định mức và điều chỉnh lượng vận động khi thực hiện trò chơi vận động bị hạn chế. Những điều trên là rất tốt, nhưng cũng có một khía cạnh mà các nhà sư phạm phải quan tâm đó là tránh để các em ham chơi quá, chơi đến mức độ quên cả ăn, học, chơi đến mức quá sức dẫn đến mệt mỏi, trong trường hợp như vậy không những không có lợi về mặt sức khoẻ mà ngược lại còn có hại cho sức khoẻ. Đây là một đặc điểm quan trọng theo khía cạnh không hay, mà các nhà sư phạm phải rất chú ý khi tổ chức cho các em chơi. 1.5. Phân loại trò chơi: Có thể chia trò chơi ra làm ba nhóm chính: Trò chơi sáng tạo, trò chơi vận động và trò chơi thể thao (các môn bóng). Dưới đây chỉ đi sâu vào nhóm thứ hai: Trò chơi vận động. Riêng ở nhóm trò chơi này cũng rất phong phú đa dạng, vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau căn cứ trên những quan điểm khác nhau. Dưới đây là một số cách phân loại: 1.5.1. Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào những động tác cơ bản của quá trình chơi: Theo cách này, ta có: Trò chơi về chạy, trò chơi về nhảy, ném, leo trèo, mang vác… và những trò chơi phối hợp hai hay nhiều hoạt động trên với nhau. Mục đích của cách phân loại này là dể cho người dạy dễ chọn lọc và sử dụng trong việc rèn luyện những kỹ năng vận động cơ bản cho học sinh. 1.5.2. Căn cứ vào sự phát triển các tố chất thể lực trong quá trình chơi: Ta có: Trò chơi rèn luyện sức nhanh, trò chơi rèn luyện sức mạnh, trò chơi rèn luyện sức bền.v.v… Tuy nhiên, cách phân loại này đôi khi không được chính xác, mà chỉ là tương đối, bởi một trò chơi không chỉ rèn luyện một tố chất cơ bản, mà có khi hai, ba tố chất. Do đó, cách phân loại này thường đựơc dùng để cho các huấn luyện viên thể dục thể thao sử dụng. 1.5.3. Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào khối lượng vận động: Căn cứ vào mức độ yêu cầu và sự tác động của lượng vận động (chủ yếu là khối lượng vận động), ta có thể phân ra các loại sau:  Trò chơi “tĩnh”: Các trò chơi có khối lượng vận động không đáng kể, ví dụ: Trò chơi : “Bịt mắt bắt dê”, “Bỏ khăn”.v.v…  Trò chơi "động": Các trò chơi có khối lượng vận động ở mức trung bình và cao, ví dụ: Các trò chơi chạy tiếp sức “Tiếp sức chuyển khăn”, “Chạy đổi chỗ”, “Chạy thoi”. Tuy nhiên, cách phân loại này cũng chỉ là tương đối, bởi vì: khối lượng và cường độ vận động của một trò chơi có thể tăng, giảm do cách tổ chức và tài nghệ điều khiển của người điều khiển trò chơi . 1.5.4. Các loại trò chơi được phân loại theo căn cứ vào yêu cầu về công tác tổ chức thực hiện trò chơi. Ta có: Trò chơi chia thành đội, không chia đội và trò chơi có một nhóm
  9. chuyển tiếp ở giữa.  Trò chơi chia thành đội được tiến hành chơi với điều kiện số người chơi của các đội phải ngang nhau, thậm chí số lượng các em nữ, các em nam cũng phải bằng nhau ở các đội chơi, ví dụ: “Kéo co”, “Lò cò tiếp sức”… Luật lệ của những trò chơi này thường nghiêm và chặt chẽ hơn. Như trò chơi “kéo co” phải quy định từ cách đặt chân ở vạch phân chia, cách cầm dây.v.v… Mỗi đội phải hành động đồng loạt với sự phối hợp chính xác, vì đôi khi sự thắng - thua là kết quả của sự hợp đồng chặt chẽ ở mức khác nhau của mỗi đội. Những trò chơi này có tác dụng giáo dục tinh thân tập thể, tính tổ chức kỷ luật rất tốt.  Trò chơi không chia đội lại có thể chia ra: +. Các trò chơi mà toàn bộ số người tham dự cuộc chơi cùng tham gia vào chơi một lúc +. Các trò chơi mà số người tham gia chơi phải theo lần lượt, thứ tự. Đặc điểm của những trò chơi không chia đội là người chơi không cùng một đích, mỗi người chơi độc lập, cá nhân chịu trách nhiệm về công việc của mình, ví dụ: “Ném trúng đích”,“Đá cầu”,“Nhảy dây”,“Bịt mắt thổi còi”.v.v…  Loại trò chơi có nhóm phụ ở giữa là những trò chơi vừa mang tính chất cá nhân, nhưng khi cần thiết có thể hợp thành những nhóm, tuy nhiên sự kết hợp ở đây không thường xuyên mà là ngẫu nhiên. Ví dụ như trò chơi “Chim đổi lồng”, “Người thừa thứ 3”.v.v… 1.6. Ý nghĩa và tác dụng của trò chơi vận động: TCVĐ là một trong những phương tiện GDTC nó được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất hoặc du lịch và rèn luyện trong tự nhiên góp phần củng cố và nâng cao sức khoẻ của con người. Thông qua TCVĐ góp phần giáo dục khả năng nhanh nhẹn, khéo léo, thông minh, đức tính thật thà, tính tập thể nhằm giáo dục các mặt đức, trí, thể, mỹ v.v… đào tạo con người phát triển một cách toàn diện. TCVĐ còn là một phương tiện vui chơi giải trí, một hình thức nghỉ ngơi tích cực, một hoạt động có tính văn hoá góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho con người. Về phương diện sinh lý vận động: TCVĐ giải tỏa tâm lý tạo nên sự lạc quan yêu đời, vui tươi thoải mái góp phần giảm các căng thẳng thần kinh, giảm và chống đỡ được một số bệnh tật. Với tác dụng to lớn của trò chơi vận động nên đã được nhân dân ta sử dụng phục vụ trong những ngày hội, ngày tết, ngày lễ và đặc biệt trong các dịp trại hè của học sinh. Trong trường học, trò chơi được sử dụng kết hợp với bài tập thể chất, nó là một trong những nội dung của chương trình thể dục. Căn cứ vào đặc điểm của từng trò chơi được sử dụng vào các phần khởi động, cơ bản hay hồi tĩnh của mỗi tiết học thể dục, hoặc những giờ chính khoá chuyên về TCVĐ. Trò chơi có sức lôi cuốn người học, người tham gia chơi thực hiện một cách tự nguyện, tạo không khí vui tươi, lành mạnh, hào hứng có khi quên cả sự
  10. mệt nhọc. Tuy nhiên, do khối lượng và cường độ vận động khó định lượng một cách chính xác, nên TCVĐ cũng có những mặt hạn chế nhất định. Để đạt mục đích và tính tổng hợp của hoạt động. Khả năng đạt mục đích chơi (thắng) thường không hạn chế ở một phương thức hành động. Hầu như bao giờ cũng có nhiều cách để chiến thắng được luật chơi cho phép. Luật chơi chỉ quy định về hành vi chứ không định trước cứng nhắc hành động cụ thể. Về nguyên tắc, hoạt động trò chơi trong quá trình GDTC mang tính chất tổng hợp, tức là gồm nhiều hoạt động vận động khác nhau như: chạy, nhảy, ném, bắt… Đôi khi, trong phương pháp trò chơi cũng sử dụng các động tác tương đối đồng nhất. Trong đó, chạy với tốc độ khác nhau, hoặc luân phiên với đi bộ được tiến hành trên địa hình tự nhiên theo hình thức thi đua giữa các nhóm, đội khác nhau. Do những đặc điểm và yêu cầu về tính tự lập, sáng kiến nhanh trí và khéo léo nên phương pháp trò chơi tạo ra cho người chơi điều kiện rộng rãi để giải quyết một cách sáng tạo những nhiệm vụ vận động. Thêm vào đó, sự thay đổi thường xuyên và bất ngờ các tình huống trong tiến trình chơi, buộc phải giải quyết các nhiệm vụ trong thời gian ngắn nhất và động viên đầy đủ khả năng vận động. Khả năng đạt mục đích chơi bằng nhiều cách thức khác nhau, sự thay đổi thường xuyên và đột ngột các tình huống chơi, tính động cơ và tính cảm xúc cao đã hạn chế khả năng lập chương trình cho các động tác cũng như rất khó điều chỉnh độ lớn và phương hướng tác động của lượng vận đông. Dĩ nhiên, điều đó không có nghĩa là không cần và có thể có điều khiển sư phạm cho quá trình chơi. Ở đây, sự điều khiển có những hình thức gián tiếp và phức tạp hơn phương pháp tập định mức chặt chẽ. Trong phương pháp trò chơi, các hành động được chương trình hóa tương đối (nhờ óc chủ đề, luật lệ và chiến thuật chơi). Trong chừng mực nhất định, lượng vận động cũng được điều chỉnh (bằng định mức thời gian chơi, dụng cụ chơi, hạn chế kích thước sân bãi…). Nhưng, độ chính xác trong lượng vận động thuộc phương pháp trò chơi thường thấp hơn nhiều so với phương pháp tập với định mức chặt chẽ. TCVĐ là một phương tiện, phương pháp GDTC được sử dụng để tác động đến các đối tượng tập luyện nhằm đạt được mục đích của GDTC. Sử dụng phương pháp trò chơi cho phép hoàn thiện các năng lực và tố chất như: sức mạnh, sức bền, khéo léo, khả năng định hướng nhanh, độc lập sáng tạo. Giáo dục tinh thần tập thể, tình bạn bè, ý thức tổ chức kỷ luật và nhiều phẩm chất đạo đức khác. Căn cứ vào mục đích yêu cầu của chương trình GDTC theo quyết định 203/QĐ-TDTT và những cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục chung trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đánh giá chất lượng GDTC học sinh – sinh viên được tiến hành với các nội dung sau: - Kiến thức lý luận về GDTC được quy định theo chương trình. - Kỹ năng thực hiện các môn thể thao. - Thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo năm học.
  11. Trong đó, nội dung thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể là một yêu cầu bắt buộc, rất quan trọng trong việc nâng cao thể lực và nâng cao GDTC trong trường học. 2. Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài, trong quá trình nghiên cứu đã sử dụng các phương pháp sau: 2.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo: Tổng hợp tài liệu có liên quan đến đề tài để nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng một số TCVĐ vào chương trình giáo dục thể chất nhằm nâng cao thể lực cho học sinh chuyên Lương Thế Vinh. 2.2. Phương pháp phỏng vấn: Thông qua phỏng vấn bằng phiếu các chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên, những người có kinh nghiệm đang công tác trong lĩnh vực thể dục thể thao, nhằm tìm hiểu hệ thống các kiến thức để ứng dụng một số TCVĐ vào chương trình giáo dục thể chất nâng cao thể lực học sinh. 2.3. Phương pháp toán thống kê: Để sử lý số liệu thu thập được, tôi dụng những công thức sau: - Phương pháp tính chỉ số Wilconson với mẫu độc lập: Dựa trên cơ sở toán học: cộng các thứ hạng: R X   RX i RY   RYi Trong đó: RX : tổng thứ hạng thứ nhất RY : tổng thứ hạng thứ hai RXi: thứ hạng thuộc mẫu thứ nhất RYi: thứ hạng thuộc mẫu thứ hai 2.4. Thời gian nghiên cứu: Đề tài được tiến hành trong năm học 2011 -2012 * Giai đoạn 1: thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, viết đề tài nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn lần 1 để lựa chọn trò chơi vận động * Giai đoạn 2: thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, viết đề tài nghiên cứu, tiến hành phỏng vấn lần 2 để lựa chọn trò chơi vận động. * Giai đoạn 3: thu thập và tổng hợp tài liệu có liên quan, viết đề tài nghiên cứu, hoàn thành đề tài và nghiệm thu. 2.5. Lựa chọn một số TCVĐ ứng dụng vào chương trình GDTC để phát triển thể lực học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh Để lựa chọn TCVĐ vào chương trình GDTC để phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh tôi tiến hành các bước sau: * Bước 1: Sử dụng phương pháp tham khảo tài liệu: Phân tích và tổng hợp hệ thống các TCVĐ phát triển thể lực thông qua các nguồn tài liệu tham khảo chuyên môn, đề tài đã xác định cơ sở lý luận của nội dung và yêu cầu đối với các TCVĐ lựa chọn dễ thực hiện, phù hợp với lứa tuổi học sinh triển đầy đủ các tố chất vận động và phát triển toàn diện nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. * Bước 2: Tìm hiểu thực trạng sử dụng các trò chơi vận động để phát triển thể lực cho học sinh các trường THPT.
  12. Qua khảo sát thực trạng sử dụng các TCVĐ để phát triển thể lực tại THPT chúng tôi đã chọn lọc được các TCVĐ nhằm phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. * Bước 3: Xây dựng phiếu phỏng vấn: Qua tham khảo tài liệu và thực tiễn giảng dạy, bước đầu tổng hợp và thống kê được 20 TCVĐ nhằm phát triển thể lực học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. * Bước 4: Tiến hành phỏng vấn các giảng viên, giáo viên, huấn luyện, sinh viên chuyên ngành TDTT về tầm quan trọng và các TCVĐ ưu tiên sử dụng: Sau khi đã lựa chọn được 20 TCVĐ để phát triển thể lực, đề tài tiến hành phỏng vấn các nhà chuyên môn về tầm quan trọng và mức độ ưu tiên sử dụng các TCVĐ kể trên đối với thể lực của học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Các TCVĐ được sử dụng phỏng vấn 2 lần cùng một đối tượng ở thời điểm khác nhau. TCVĐ được lựa chọn khi có kết quả từ 80% điểm tối đa trở lên theo cách trả lời sau: - Thường xuyên: 3 điểm. - Có sử dụng : 2 điểm. - Ít sử dụng : 1 điểm. * Bước 5: Lựa chọn các trò chơi vận động sau phỏng vấn III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI Lần thứ nhất gửi 32 phiếu, thu về 32 phiếu trong đó: 12 phiếu (37.50%) của các giảng viên các trường đại học, cao đẳng, 10 phiếu (31.25%) cho giáo viên các trường THPT, 5 phiếu (15.63%) cho huấn luyện viên TDTT và 5 phiếu (15.63%) cho các bạn sinh viên chuyên ngành. 15.63% 37.50% Giảng viên 15.63% Giáo viên HLV Sinh viên 31.25% Biểu đồ: Tỷ lệ phỏng vấn lần 1 Lần thứ hai gửi 32 phiếu cho cùng một đối tượng như lần một, thu về 30 phiếu trong đó: 12 phiếu (40.00%) của các giảng viên các trường đại học, cao đẳng, 10 phiếu (33.33%) cho giáo viên các trường THPT, 4 phiếu (13.33%) cho huấn luyện viên TDTT và 4 phiếu (13.33%) cho các bạn sinh viên chuyên ngành.
  13. 13.33% 13.33% 40.00% Giảng viên Giáo viên HLV Sinh viên 33.33% Biểu đồ: Tỷ lệ phỏng vấn lần 2 Tổng hợp hai lần phỏng vấn có 62 ý kiến trả lời, trong đó: 24 lượt ý kiến của giảng viên (38.71%), 20 lượt ý kiến của Giáo viên (32.26%), 9 lượt ý kiến của huấn luyện viên (14.52%) và 9 lượt ý kiến của các bạn sinh viên chuyên ngành (14.52%). Qua 2 lần phỏng vấn theo nguyên tắc chọn những chỉ tiêu đạt kết quả ≥ 80% điểm trở lên ở cả 2 lần phỏng vấn, xác định được 8 TCVĐ phát triển thể lực. Để khẳng định được tính khách quan của 2 lần phỏng vấn, xác định sự trùng hợp của chúng, chúng tôi tiến hành tính chỉ số Wilconson các yếu tố thành phần của TCVĐ. Bảng: Giá trị chỉ số Wilconson qua 2 lần phỏng vấn TT Các chỉ số Wtính Wbảng 1 Trò chơi vận động 374.5 169 Qua bảng trên ta thấy: Ở mức giá trị = 0.05, Wtính > W bảng là sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P > 0.05. Nói cách khác, kết quả giữa 2 lần phỏng vấn các nhà chuyên môn có sự đồng nhất về ý kiến trả lời, nghĩa là trước sau như một. Kết quả cụ thể sau 2 lần phỏng vấn được xử lý theo từng chỉ tiêu thành phần và được trình bày ở bảng sau:
  14. Bảng: Kết quả thăm dò qua 2 lần phỏng vấn các TCVĐ phát triển thể lực cho học sinh trường THPT chuyên Lương Thế Vinh. Kết quả phỏng vấn Số TRÒ CHƠI VẬN ĐỘNG Lần 1 (n = 32) Lần 2 (n = 30) TT Điểm Tỉ lệ % Điểm Tỉ lệ % 1 Nhảy cừu 89 92.71 87 90.63 2 Lò cò tiếp sức 90 93.75 85 88.54 3 Chong chóng 83 86.46 80 83.33 4 Người thừa thứ ba 76 79.17 70 72.92 5 Nhảy dây cá nhân 80 83.33 79 82.29 6 Chuyền bóng qua đầu 79 82.29 78 81.25 7 Cướp cờ 65 67.71 63 65.63 8 Tiếp sức chạy, nhảy 82 85.42 83 86.46 9 Đuổi bắt 73 76.04 67 69.79 10 Thi phối hợp 91 94.79 87 90.63 11 Mèo bắt chuột 67 69.79 63 65.63 12 Xanh, đỏ 72 75.00 68 70.83 13 Đập bóng 65 67.71 65 67.71 14 Đuổi bắt 67 69.79 66 68.75 15 ù…ù… 59 61.46 55 57.29 16 Mèo bắt chim sẻ 57 59.38 54 56.25 17 Vòng cấm địa 69 71.88 65 67.71 18 Tôm nhảy 84 87.50 81 84.38 19 Vác đạn 63 65.63 57 59.38 20 Tiếp sức dẫn bóng 59 61.46 54 56.25
  15. Qua bảng trên ta thấy: Kết quả phỏng vấn các nhà chuyên môn cho thấy có sự trùng hợp ý kiến trả lời của 2 lần phỏng vấn, những chỉ tiêu nào trong lần phỏng vấn thứ nhất được đánh giá cao thì trong lần phỏng vấn thứ hai cũng được đánh giá cao, những chỉ tiêu nào được đánh giá thấp trong lần phỏng vấn thứ nhất cũng không được tán thành trong lần phỏng vấn thứ hai.Theo nguyên tắc chọn những chỉ tiêu đạt kết quả ≥ 80% điểm ở cả hai lần phỏng vấn. Do vậy, chỉ có 8 bài tập (phần in đậm) đạt chỉ tiêu điểm qua 2 lần phỏng vấn ≥ 80% điểm tối đa đủ điều kiện lựa chọn. Hiện nay, một thực trạng trong các trường THPT ở nước ta do cơ sở vật chất, sân bãi, nhà tập, trang thiết bị tập luyện đều thiếu và yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu giảng dạy và học tập môn GDTC. Do đó, việc sử dụng TCVĐ để phát triển thể lực học sinh là phù hợp và cần thiết trong điều kiện cơ sở vật chất còn yếu và thiếu trong các trường học, với các giờ nội khóa và ngoại khóa, TCVĐ thường xuyên giúp các học sinh được vận động đều đặn và tạo được sân chơi cho học sinh. Trong điều kiện như vậy, việc sử dụng TCVĐ là phù hợp nhất. Mặt khác, vì đặc thù trường chuyên nên việc áp dụng kết quả trên lại càng có ý nghĩa cho học sinh trường chuyên Lương Thế Vinh vừa giải tỏa được áp lực học văn hóa vừa phát triển được thể lực cho các em, góp phần phát triển con người toàn diện đức, trí, thể, mĩ nhằm đạt được mục tiêu giáo dục THPT đã được xác định trong luật giáo dục. IV. ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG Kết quả nghiên cứu đã xác định được 8 trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh trường chuyên Lương Thế Vinh: Nhảy cừu, Lò cò tiếp sức, Chong chóng, Nhảy dây cá nhân, Chuyền bóng qua đầu, Tiếp sức chạy - nhảy, Thi phối hợp, Tôm nhảy.Từ đó có những kiến nghị sau: - Cần có những công trình nghiên cứu tiếp về phát triển thể lực cho học sinh. - Kết quả có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo và áp dụng trong chương trình giáo dục thể chất ở các trường THPT trên địa bàn có kế hoạch ứng dụng kết quả này vào công tác giáo dục thể chất. - Tạo điều kiện thuận lợi cho các giáo viên tiếp cận và tham khảo đề tài để góp phần nâng cao nhận thức và tìm hiểu tầm quan trọng của việc áp dụng trò chơi vận động phát triển thể lực cho học sinh.
  16. III. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực TDTT - PGS.TS Nguyễn Thiệt Tình – NXB TDTT TP.HCM – 1995. 2. Lý luận và phương pháp TDTT – PGS.TS Nguyễn Toán, TS. Phạm Danh Tốn – NXB TDTT Hà Nội – 1993. 3. Giáo trình trò chơi vận động - NXB TDTT Hà Nội – 1999. 4. UB TDTT Tuyển tập nghiên cứu khoa học GDTC, sức khỏe trong trường học các cấp - NXB TDTT Hà Nội – 1998. 5. Xây dựng chương trình hệ thống bài tập huấn luyện sức mạnh cho VĐV đội tuyển quốc gia Việt Nam – Đặng Hà Việt – 2001. 6. Lý luận và phương pháp TDTT – PGS.TS Nguyễn Toán– NXB TDTT Hà Nội – 2000. 7. Giáo dục thể chất cho học sinh ở trường học – Sở TDTT TP. HCM. 8. Tăng cường vận động thân thể nâng cao năng lực thích nghi của con người trong xã hội văn minh – TS Phan Hồng Minh – tạp chí khoa học TDTT. 9. Nghiên cứu xây dựng hệ thống các bài tập phát triển sức bền cho nữ sinh trường THPT Phước Long, quận 9, TP.HCM – Nguyễn Văn Hưng – 2006. 10. Nghiên cứu thực trạng thể chất của học sinh lứa tuổi 15-17 trong các trường PTTH tỉnh Đồng Nai – Nguyễn Văn Bình- Luận văn Thạc sĩ giáo dục học – 2005. 11. Đo lường thể thao – PGS.TS Dương Nghiệp Chí - NXB TDTT Hà Nội – 1991. 12. BCH trung ương Đảng cộng sản Việt Nam , chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 24/3/1994, về công tác TDTT trong giai đoạn mới. NGƯỜI THỰC HIỆN (Ký tên và ghi rõ họ tên)
  17. SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Đơn vị ..................................... Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ................................, ngày tháng năm PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: ..................................... ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: .................................................................................................. ............................................................................................................................................... Họ và tên tác giả: .................................................... Chức vụ: ............................................. Đơn vị: .................................................................................................................................. Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: ...............................  - Phương pháp giáo dục  - Lĩnh vực khác: ........................................................  Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành  1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 2 ô dưới đây) - Có giải pháp hoàn toàn mới  - Có giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã có  2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 4 ô dưới đây) - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng trong toàn ngành có hiệu quả cao  - Hoàn toàn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả cao  - Có tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã có và đã triển khai áp dụng tại đơn vị có hiệu quả  3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây) - Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách: Tốt  Khá  Đạt  - Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống: Tốt  Khá  Đạt  - Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng: Tốt  Khá  Đạt  Phiếu này được đánh dấu X đầy đủ các ô tương ứng, có ký tên xác nhận của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và đóng kèm vào cuối mỗi bản sáng kiến kinh nghiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1